AWS App Studio là một dịch vụ được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh, sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để tạo ra các ứng dụng cho quy mô doanh nghiệp vừa được AWS công bố tại hội nghị AWS Summit New York.
Người dùng chỉ cần mô tả ứng dụng họ muốn, cách thức thực hiện cũng như nguồn dữ liệu họ muốn tích hợp vào, chỉ sau vài phút, App Studio sẽ xây dựng một ứng dụng mà một lập trình viên chuyên nghiệp có thể phải mất nhiều ngày để xây dựng từ đầu. Người dùng còn có thể sử dụng giao diện trỏ và bấm để dễ dàng chỉnh sửa ứng dụng App Studio, đồng thời hỏi trợ lý AI tạo sinh để được hướng dẫn về cách hoàn thành một tác vụ.
App Studio mang tới khả năng phát triển ứng dụng cho các chuyên gia kỹ thuật không có kỹ năng phát triển phần mềm (chẳng hạn như chuyên gia quản lý dự án CNTT, kỹ sư dữ liệu và kiến trúc sư doanh nghiệp), giúp họ có thể nhanh chóng xây dựng các ứng dụng nội bộ bảo mật, được quản lý toàn diện bởi AWS, mà không cần đến kiến thức chuyên môn về vận hành. Nhờ đó người dùng có thể tập trung xây dựng các ứng dụng giúp giải quyết các vấn đề kinh doanh và tăng năng suất lao động, loại bỏ gánh nặng phát triển và vận hành ứng dụng.
Mỗi doanh nghiệp đều có các hoạt động và quy trình nội bộ hàng ngày do nhân viên quản lý để vận hành tổ chức. Bộ phận mua sắm của bệnh viện theo dõi vật tư y tế để biết tình hình hàng tồn kho và đặt hàng bổ sung khi sắp hết; chuyên viên quản lý khách hàng tại các công ty quảng cáo tuân theo một quy trình làm việc cụ thể khi thiết kế, xem xét và phê duyệt quảng cáo; hay các nhà quản lý tài sản giám sát danh mục nhà cho thuê và những sửa chữa cần thiết tại các cơ sở cho thuê. Đây là những quy trình tiêu tốn thời gian và thường được quản lý bằng bảng tính hay văn bản khó theo dõi, dễ có lỗi, không bảo mật và khó mở rộng quy mô cho nhiều người dùng.
Vì vậy khi sử dụng ứng dụng tùy chỉnh để xử lý những vấn đề này, hiệu quả công việc của nhân viên được nâng cao đáng kể, giúp họ đơn giản hóa việc nhập thông tin, quản lý các quy trình phức tạp và kết nối với các hệ thống đáng tin cậy như Amazon Simple Storage Service (Amazon S3) hoặc Salesforce. Mặc dù vậy, nguồn lực phát triển để xây dựng các ứng dụng tùy chỉnh vẫn khan hiếm khiến cho nhiều ứng dụng nội bộ không được xây dựng. Đó là lý do các nhân viên có chuyên môn kỹ thuật buộc phải sử dụng các công cụ lập trình đơn giản (low-code) để tự xây dựng ứng dụng. Tuy nhiên, những công cụ này cũng có những thách thức riêng như cần phải có sự học hỏi để thích ứng cao, có kiến thức chuyên môn đặc thù với từng nền tảng cụ thể. Mặt khác, các ứng dụng này thường không đáp ứng yêu cầu bảo mật của công ty, nên bộ phận công nghệ thông tin (IT) có thể không cho phép triển khai. Chúng cũng khó mở rộng khi mức sử dụng tăng lên, buộc người dùng phải giao việc cài đặt và chạy ứng dụng cho nhóm phát triển của công ty. Vì vậy, nhiều nhân viên chỉ có thể lựa chọn giữa sử dụng các giải pháp low-code không đáp ứng được nhu cầu của họ hoặc tiếp tục quản lý thủ công các quy trình bằng bảng tính và văn bản.
AWS App Studio là cách thức nhanh và dễ dàng nhất để những người không có nhiều chuyên môn kỹ thuật xây dựng các ứng dụng quy mô cho doanh nghiệp mà trước đây chỉ các lập trình viên chuyên nghiệp mới có thể làm được. Trợ lý AI tạo sinh của App Studio giúp bỏ qua việc học sử dụng các công cụ low-code điển hình, đẩy nhanh quá trình tạo ứng dụng và đơn giản hóa các tác vụ phổ biến như thiết kế giao diện người dùng (UI), xây dựng quy trình công việc và thử nghiệm ứng dụng. Ví dụ, người dùng sử dụng menu lựa chọn (drop-down) để xác định các nguồn dữ liệu cụ thể của công ty mà ứng dụng cần kết nối, sau đó viết các lệnh prompt cơ bản như “Tạo ứng dụng để theo dõi hàng tồn kho trong tất cả cửa hàng”. App Studio tạo một bản phác thảo để xác minh ý định của người dùng, sau đó xây dựng một ứng dụng có giao diện người dùng nhiều trang, mô hình dữ liệu và logic nghiệp vụ. Sau đó, người dùng có thể đặt các câu hỏi làm rõ hơn, chẳng hạn như “Làm thế nào để tôi chỉ hiển thị nút ‘approve’ cho người đánh giá?” và App Studio đưa ra câu trả lời chi tiết về cách thực hiện thay đổi bằng giao diện trỏ và bấm.
Để kiểm thử ứng dụng, người dùng chỉ cần bấm chuột vào nút “generate data” để tạo dữ liệu mẫu cho thấy cách ứng dụng xử lý thông tin theo thời gian thực. Người dùng cũng có thể dễ dàng kết nối ứng dụng của mình với các nguồn dữ liệu nội bộ bằng các bộ kết nối tích hợp sẵn cho AWS (chẳng hạn như Amazon Aurora, Amazon DynamoDB và Amazon S3) và Salesforce, cùng với hàng trăm dịch vụ của bên thứ ba (chẳng hạn như HubSpot, Slack, và Zendesk) thông qua bộ kết nối giao diện lập trình ứng dụng (API). Với App Studio, người dùng không cần biết về mã nguồn — App Studio xử lý toàn bộ quá trình triển khai, vận hành và bảo trì. Khi ứng dụng đã sẵn sàng để triển khai, App Studio sẽ tạo một URL tùy chỉnh để người dùng cuối truy cập bằng các công cụ xác thực và kiểm soát quyền truy cập theo vai trò (RBAC) hiện có của doanh nghiệp.
Dilip Kumar, Phó Chủ tịch bộ phận Ứng dụng tại AWS cho biết: “AWS App Studio được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng doanh nghiệp lớn nhất và các công ty khởi nghiệp phát triển nhanh nhất. Giờ đây, nhờ sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, bất kỳ người dùng nào có chuyên môn kỹ thuật đều có thể mô tả đơn giản ứng dụng mà họ muốn xây dựng, sau đó App Studio sẽ đảm nhiệm quá trình phát triển ứng dụng để nhân viên có thể sử dụng ngay. Chưa bao giờ các chuyên gia kỹ thuật lại có thể tự xây dựng các ứng dụng tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu riêng của doanh nghiệp dễ dàng đến như vậy, giúp các doanh nghiệp mọi quy mô nâng cao năng suất lao động”.
Mọi ứng dụng được triển khai qua App Studio đều có tính bảo mật cao, có khả năng mở rộng và hiệu suất cao, giúp các chuyên gia kỹ thuật tập trung vào đổi mới sáng tạo thay vì quản lý ứng dụng. App Studio cho phép đội ngũ CNTT giám sát mọi ứng dụng để có thể dễ dàng theo dõi các mẫu hình sử dụng, kiểm soát quyền truy cập dữ liệu và người dùng, đồng thời thiết lập các biện pháp bảo vệ để duy trì việc tuân thủ chính sách bảo mật của doanh nghiệp. Khách hàng có thể sử dụng App Studio miễn phí để xây dựng ứng dụng và chỉ trả tiền cho thời gian nhân viên sử dụng các ứng dụng đã phát hành, tiết kiệm tới 80% so với các sản phẩm low-code khác. App Studio hiện được cung cấp dạng preview ở Miền Tây Hoa Kỳ (Oregon).
TP-Link Archer BE230 chính là chiếc router Wi-Fi 7 đầu tiên được bán tại thị trường Việt Nam. Có thiết kế bắt mắt, cổng USB 3.0 hữu dụng trong việc sao lưu dữ liệu, công nghệ Wi-Fi 7 băng tần kép kết nối nhanh và ổn định, dễ dàng thiết lập, độ bảo mật cao…, tất cả giúp TP-Link Archer BE230 xứng đáng với giải thưởng “Router Wi-Fi 7 tốt nhất” do Tạp chí Thế Giới Số bình chọn.
HP Victus 16.1 inch 2024 là cỗ máy mạnh mẽ, cấu hình vượt trội được thiết kế dành cho game thủ. Tuy nhiên, nhà sản xuất HP rất hiểu thị trường và đã trang bị cho dòng máy này nhiều công nghệ và tính năng đáp ứng nhu cầu công việc của giới trẻ hiện đại, bởi việc học, chơi và làm việc vốn dĩ nên luôn được gắn kết cùng nhau. Với mức giá khoảng 31 triệu đồng, HP Victus 16.1 inch 2024 là lựa chọn xứng đáng trong cùng phân khúc, sản phẩm được bình chọn Laptop gaming đa năng tốt nhất tại giải thưởng Editor’s Choice Mid 2024 năm nay.
Ngày 22/7/2024, trong khuôn khổ chương trình Hội nghị chiến lược của Trường Đại học CMC, ông Nguyễn Trung Chính – Chủ tịch Tập đoàn công nghệ CMC, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học CMC chính thức công bố ra mắt “AI University” (đại học AI), chuyển đổi từ “Digital University” (đại học số) sang.
Keysight Technologies vừa cho biết, bộ công cụ nghiệm thu sóng mang RF/RRM Carrier Acceptance Toolset (RCAT) đã giúp SGS trở thành phòng lab hỗ trợ chương trình chứng nhận thiết bị mạng vệ tinh (NTN) của Skylo Technologies.
Công nghệ Thông tin là một trong những ngành đào tạo “hot”, đồng thời cũng là một ngành có mức học phí cao thuộc top đầu tại các trường đại học.
Đứng trước những tiềm năng nghề nghiệp rộng mở của ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành và chuyên ngành liên quan đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh. Trong năm 2024, nhiều trường đại học thông báo mở ngành đào tạo vi mạch bán dẫn, dưới đây là một số trường trong số đó.
Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính là hai ngành có sự tương tác và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ. Đó cũng là lý do khiến nhiều thí sinh lúng túng không biết nên chọn ngành nào khi đăng ký nguyện vọng đại học.
Quỹ học bổng “CMC – Vì bạn xứng đáng” với tổng trị giá lên đến 96 tỷ đồng của Trường Đại học CMC được xét trao dựa trên các tiêu chí như chứng chỉ ngoại ngữ, điểm học bạ, điểm thi THPT và các giải thưởng cấp quốc gia, quốc tế.
Tại buổi diễn thuyết thường niên của CEO Lei Jun, Xiaomi đã ra mắt dòng sản phẩm Xiaomi MIX mới. Đây là dòng điện thoại gập mang theo nhiều tham vọng công nghệ của Xiaomi.
FPT vừa chính thức cắt băng khánh thành văn phòng thứ hai tại Kuala Lumpur, Malaysia nhằm tăng cường hiện diện của công ty tại khu vực và trên toàn cầu, mở rộng tiếp cận các khách hàng lớn.