Điện thoại thông minh mới của Huawei chứa nhiều linh kiện do Trung Quốc sản xuất hơn các mẫu trước đó, một dấu hiệu cho thấy những tiến bộ của Bắc Kinh trong lĩnh vực công nghệ smartphone.
Huawei đang ngày càng phụ thuộc vào các công ty Trung Quốc để mua linh kiện tích hợp cho các dòng điện thoại thông minh của mình. Dòng điện thoại Flagship mới của Huawei Pura 70, tự hào có một thành tích đáng chú ý: hơn 90% linh kiện của nó có nguồn gốc từ các công ty Trung Quốc, ngoại trừ camera chính của model cao cấp nhất.
Con số này cho thấy, Huawei đã buộc phải thay đổi đáng kể các nhà cung cấp trong năm qua. Điều này cũng biểu thị một bước nhảy vọt đáng kể, hướng tới việc nội địa hóa trong hoạt động sản xuất điện thoại thông minh của Huawei.
Mới đây, một bài phân tích của công ty nghiên cứu Nhật Bản Fomalhaut Techno Solutions tiết lộ rằng, các nhà cung cấp Trung Quốc như OFilm, Lens Technology, Goertek, Csun, Sunny Optical, BOE và Crystal-Optech hiện đang cung cấp các thành phần cốt lõi cho hầu hết các mẫu Pura 70, bao gồm bộ chip xử lý, màn hình, khung máy, pin, v.v.
Chỉ riêng bộ chip xử lý tiên tiến nhất (Kirin 9010) và camera chính trong mẫu Pura 70 Ultra cao cấp nhất vẫn phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, do những hạn chế trong chế tạo tấm wafer. Tuy nhiên, với những tiến bộ không ngừng trong chế tạo chip và công nghệ camera của Huawei gần đây, mục tiêu này có thể sẽ sớm đạt được trong tương lai gần.
Honor và Huawei đã đạt được mức độ phổ biến đáng kể tại thị trường quê nhà Trung Quốc, đảm bảo vị trí dẫn đầu về thị phần điện thoại thông minh theo báo cáo quý 1 năm 2024 của hãng nghiên cứu công nghệ IDC. Sự phổ biến rộng rãi của dòng Pura 70 đã dẫn đến nhu cầu tăng đột biến, gây ra tình trạng thiếu hàng ở các kênh bán hàng chính của Huawei.
Các ước tính của ngành dự đoán hiệu suất mạnh mẽ của Huawei trong năm nay, với doanh số điện thoại thông minh tiềm năng có thể đạt 50 triệu chiếc bán ra. Mẫu Pura 70 được cho là động lực quan trọng sẽ dẫn đến thành công này, với doanh số bán hàng dự đoán vượt quá hàng chục triệu chiếc.
Dòng Pura 70 đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc sản xuất hoàn chỉnh trong nước của Huawei. Những chiếc điện thoại này cho thấy khả năng ngày càng tăng của các công ty Trung Quốc trong việc cung cấp các linh kiện điện thoại thông minh quan trọng, hạn chế bớt khả năng nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài.
Ở quy mô rộng hơn, khả năng mới của Huawei là tín hiệu tốt cho tham vọng của Trung Quốc, nhằm mong muốn cắt giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Xu hướng này cho thấy một tương lai tiềm năng, nơi toàn bộ quy trình sản xuất điện thoại thông minh ở Trung Quốc sẽ được quốc hữu hóa hoàn toàn, có khả năng tác động đến chuỗi cung ứng điện thoại thông minh toàn cầu, và giúp định hình lại bối cảnh ngành công nghệ điện thoại thông minh.
Thậm chí, vào ngày 25/4, một nhóm các công ty chip Trung Quốc do Huawei Technologies đứng đầu và được chính phủ nước này hỗ trợ đã được thành lập, nhằm mục đích sản xuất bộ nhớ băng thông cao (high-bandwidth memory- viết tắt là HBM). HBM là một thành phần quan trọng trong chip AI, bởi trong thực tế là dù chip AI có sức mạnh tính toán đến cỡ nào thì hiệu suất thường bị giới hạn bởi băng thông bộ nhớ. Huawei hiểu rất rõ điều này nên hiện hãng cùng nhóm mới thành lập đang và sẽ hỗ trợ việc phát triển bộ nhớ băng thông cao HBM2 tại một nhà sản xuất DRAM có trụ sở tại Trung Quốc.
Những năm gần đây, Trung Quốc đã rót vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chip nội địa để giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, và vượt qua các hạn chế xuất khẩu của Mỹ, nhằm hạn chế khả năng tiếp cận các chất bán dẫn tiên tiến, bao gồm cả chip AI của Nvidia.
Mặc dù HBM không trực tiếp bị Mỹ hạn chế xuất khẩu, nhưng chúng được sản xuất bằng công nghệ chip của Mỹ, mà Huawei bị cấm truy cập như một phần của lệnh hạn chế.
Đó là một bước tiến thực sự lớn khác mà Huawei đã và đang đạt được. “Trung Quốc đang mua các công cụ chế tạo chip một cách điên cuồng nên họ có thể có khả năng làm việc này và đạt được kết quả tốt”, Dan Hutcheson, một nhà phân tích của TechInsights nhận định.
Mới đây, Ủy ban Châu Âu đã chỉ định hệ điều hành iPadOS của Apple là dịch vụ mới nhất buộc phải tuân theo các quy tắc hàng đầu của Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (Digital Markets Act, viết tắt là DMA).
Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) sẽ tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á (DSA 2024) và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 (NATSEC) tại Malaysia từ ngày 6-9/5/2024.
Chủ sở hữu Android sử dụng Chrome có lý do để lo lắng khi một mối đe dọa mạng mới có thể truy cập vào tài khoản ngân hàng của họ và rút tiền từ đó.
Khi truy cập vào trang web ‘vietgcv [.] cc’ giả mạo website Bộ TT&TT, người dùng bị dụ cài ứng dụng có chứa mã độc. Ứng dụng này cho phép đối tượng lừa đảo chiếm quyền điều khiển điện thoại và đánh cắp thông tin, tài sản.
Một tài liệu xét xử chống độc quyền mới nhất do Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) công bố cho thấy Google đã trả Apple số tiền 20 tỷ USD vào năm 2022 để Google là công cụ tìm kiếm mặc định của Safari trên iPhone, iPad và Mac.
Trung Quốc vừa ra mắt “Tiangong” (Thiên Cung): Robot hình người chạy hoàn toàn bằng điện, có khả năng chạy với tốc độ 6 km/h đầu tiên thế giới.
Việc thúc đẩy các mô hình AI lớn hơn, cũng như cần nhiều chip và trung tâm máy chủ dữ liệu hơn để hỗ trợ xây dựng chúng đang đẩy chi phí trong các công ty công nghệ lên cao.
Sau khi điều tra, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (Federal Communications Commission, viết tắt là FCC) đã áp dụng mức phạt tập thể 196 triệu USD đối với các nhà mạng lớn, do họ đã chia sẻ trái phép dữ liệu vị trí của khách hàng. Hành động này nêu bật lập trường quan trọng trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng.
Không lâu sau thông tin về công cụ AI của Huawei Pura 70 có thể cởi đồ khỏi hình ảnh được đưa ra, Apple cũng có động thái nhắm vào các ứng dụng tương tự trên App Store.
Ngày 25/4/2024, nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập, iTel giới thiệu chương trình ưu đãi đặc biệt nhằm tri ân khách hàng mang tên “Hi5! Đập tay trúng quà ngay!” với 100.000 phần quà, trong đó giải đặc biệt giá trị cao nhất là 1 lượng vàng 9999.