Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã nói về chiếc máy ảnh nhanh nhất thế giới có thể thu được hình ảnh với tốc độ 156.000 tỷ khung hình/giây (fps), biến nó trở thành công cụ rất hữu ích cho khoa học.
Trong ấn phẩm đăng trên tạp chí Nature Communications, các học giả đã nói về tính hữu ích của chiếc máy ảnh nhanh nhất thế giới khi nó có thể mang lại hiệu quả cao hơn, đặc biệt trong điều trị siêu âm y tế. Tác giả nghiên cứu Jinyang Liang nhận định chiếc máy ảnh này không phải là một “đồ chơi” khi nó cho phép chúng ta tiến thêm vài bước.
Trả lời phỏng vấn với Live Science, Liang cho biết: “Chúng tôi sắp phát triển một hệ thống cho phép chúng tôi nhìn thấy nhiều hiện tượng mà trước đây không thể tiếp cận được”.
Dĩ nhiên, để nghiên cứu các hiện tượng cực nhanh đặt ra một loạt thách thức. Liang cho rằng ngay cả những cảm biến nhanh nhất cũng có thể gặp khó khăn về thời gian xử lý khung hình. Phương pháp phổ biến cho việc chụp ảnh tốc độ cao là bắn tia laser, sau đó đo lượng ánh sáng phản xạ. Tuy nhiên, Liang cho biết phương pháp này chỉ hữu ích đối với các mẫu ảnh tĩnh hoặc các hiện tượng lặp lại.
Ở phương pháp của mình, Liang cho biết họ sử dụng một tia laser “chirped” đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 2018. Theo Live Science, các bước sóng ánh sáng mở rộng để ánh sáng có màu sắc khác nhau đến vào những thời điểm khác nhau. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là khi tia laser được bắn ra, mỗi bước sóng có thể phân tích thông tin từ những thời điểm khác nhau. Những gì mà các nhà khoa học làm là truyền ánh sáng qua mạng lưới phân chia các bước sóng và gửi chúng theo các hướng khác nhau.
Sau đó, chúng sẽ trải qua một loại mã QR, mã này sẽ phân chia chúng trong quá trình xử lý hậu kỳ. Một phần mềm chuyên dụng được phát triển để phát hiện phần nào tín hiệu đến từ một bước sóng nhất định. Về cơ bản, điều này cho phép nhà khoa học tạo ra một loại phim dựa trên những khoảnh khắc rất nhỏ. Thông qua các khung khác nhau, có thể rút ra một số kết luận rất thú vị như những gì nhóm các nhà khoa học đã nêu.
Mặc dù không thể nghiên cứu nhiều hiện tượng nhưng công nghệ mới có thể tìm hiểu thêm một chút về các sự kiện cực nhanh, điều này có thể rất hữu ích cho khoa học. Theo Liang, “tốc độ chúng ta có thể khử từ một vật liệu từ tính về cơ bản quyết định tốc độ chúng ta thực sự có thể ghi hoặc đọc dữ liệu”.
Hiện tại mọi thứ vẫn đang được thí nghiệm nhưng nhìn chung sẽ mở ra một tương lai hứa hẹn, giúp ghi lại cách tế bào phản ứng với sóng xung kích do thiết bị siêu âm tạo ra. Các nhà khoa học tin rằng điều này có thể rất hữu ích trong điều trị y tế.
CEO Apple Tim Cook cho biết, ông sẽ xem xét hoạt động sản xuất tại Indonesia, sau chuyến công du tại Việt Nam gần đây.
Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới (21/4), Hội tin học TP.HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đã phối hợp tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day. Các chuyên gia tham gia chương trình nhận định, Việt Nam là quốc gia có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo sôi động nhất khu vực và chính các công nghệ mới như Blockchain, AI, IoT… đang thổi làn gió mới vào sự chuyển động tích cực này.
Một số công ty công nghệ lớn của Mỹ như Microsoft, OpenAI, Google đã và đang tìm cách liên minh phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nhằm tìm kiếm một chỗ đứng hàng đầu trong ngành.
Dòng sản phẩm đồng hồ thông minh Apple Watch được đồn đại là sẽ trải qua một cuộc thiết kế lại đáng kể, qua mẫu Apple Watch X sắp ra mắt.
Meta vừa giới thiệu mẫu Llama 3 đầu tiên với hai kích cỡ, thông số 8B và 70B. Chúng đã được tích hợp vào Meta AI – trợ lý trí tuệ nhân tạo của công ty.
Microsoft vừa giới thiệu sáng kiến mới mang tên VASA-1 nhằm đưa cho AI một bức ảnh của ai đó và một đoạn âm thanh giọng nói của họ, và AI sẽ mô phỏng một video về người đó đang trò chuyện.
Ngày 19/4/2024, Intel công bố đánh dấu cột mốc quan trọng trong kỷ nguyên sản xuất bán dẫn với việc hoàn thiện máy quang khắc siêu cực tím Extreme Ultraviolet (viết tắt EUV) sử dụng công nghệ khẩu độ số học lớn (High NA) thương mại đầu tiên trong ngành bán dẫn, được đặt tại nhà máy của Intel ở Hillsboro, Oregon.
Việc ra mắt dòng điện thoại Pura 70 của Huawei tiếp tục được coi là biểu tượng cho sự hồi sinh công nghệ của Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực không ngừng của Washington, nhằm làm tê liệt năng lực sản xuất chip bán dẫn tiên tiến của nước này.
Apple vừa xóa hai ứng dụng của Meta khỏi App Store ở Trung Quốc theo yêu cầu của Chính phủ nước này. Cả WhatsApp và Threads đều không còn khả dụng trong App Store Trung Quốc, ngăn cản các lượt cài đặt mới cho các ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội tương ứng.
Xiaomi đã chính thức ra mắt Redmi Turbo 3 tại thị trường Trung Quốc, một mẫu smartphone hướng đến hiệu suất mới nằm giữa dòng Redmi K hàng đầu và Note tầm trung.