CEO Apple Tim Cook cho biết, ông sẽ xem xét hoạt động sản xuất tại Indonesia, sau chuyến công du tại Việt Nam gần đây.
Chính quyền của Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã làm việc trong nhiều năm để đưa hoạt động sản xuất của các công ty nước ngoài về nước mình, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, trong khi Apple thì cũng đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình khỏi Trung Quốc, nơi lắp ráp hầu hết điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Công ty bắt đầu chuyển một số hoạt động sản xuất sang các nước như Việt Nam và gần đây là Ấn Độ, sau khi các lệnh đóng cửa để chống lại dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc liên tục làm gián đoạn các chuyến hàng của công ty.
Giờ đây, trong động thái mới nhất, Apple đang cân nhắc khả năng sản xuất một số thiết bị của mình tại Indonesia, khi nhà sản xuất iPhone khám phá các cơ sở sản xuất bên ngoài thành trì lâu đời của họ là Trung Quốc.
Giám đốc điều hành Apple, Tim Cook, đáp lại mong muốn của Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 17/4, cho biết Apple sẽ xem xét tính khả thi của việc hoạt động sản xuất tại địa phương. Bình luận mới này của ông được đưa ra sau khi CEO Tim Cook đưa ra cam kết tương tự với Việt Nam, nơi vốn là nguồn cung cấp các thiết bị Apple ngày càng tăng bao gồm cả tai nghe AirPods.
“Chúng tôi đã nghe nói về mong muốn của Tổng thống Indonesia Joko Widodo muốn thấy hoạt động sản xuất trong nước và đó là điều mà chúng tôi sẽ xem xét”, Tim Cook nói với các phóng viên ở Jakarta sau cuộc gặp với Widodo và các quan chức chính phủ khác.
Chia sẻ rõ hơn, Budi Arie Setiadi, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông của nước này, cho biết trong một thông cáo báo chí rằng, cuộc họp đã thảo luận về các kế hoạch chiến lược của Apple đối với Indonesia, và cách Indonesia có thể trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu. Trước đây, Setiadi cho biết Apple sẽ khám phá các khoản đầu tư tiềm năng ở nước này, có thể bao gồm một nhà máy địa phương – điều mà Joko Widodo cũng đã nhắc lại tại cuộc họp mới nhất.
Trả lời thêm câu hỏi của báo chí, Tim Cook nói rằng: “Yêu cầu mở một nhà máy địa phương của Joko Widodo là điều chúng tôi sẽ xem xét. Tôi nghĩ khả năng đầu tư vào Indonesia là vô tận. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều nơi tuyệt vời để đầu tư và chúng tôi đang đầu tư. Chúng tôi tin tưởng vào đất nước này”, Tim Cook nói thêm.
Apple đang đa dạng hóa hoạt động sản xuất ngoài Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro địa chính trị, khi căng thẳng gia tăng giữa hai siêu cường quốc lớn nhất thế giới Mỹ- Trung Quốc. Sản lượng của họ đã tăng lên ở các nước như Ấn Độ và Việt Nam, và việc sản xuất ở Indonesia có thể giúp họ khai thác tốt hơn thị trường Đông Nam Á – vốn đang phát triển tương đối nhanh.
Chuyến thăm của Tim Cook tới Indonesia diễn ra sau khi Apple công bố Học viện phát triển Apple thứ tư tại nước này, ngay trụ sở tại Bali. Viện được thành lập nhằm mục đích nuôi dưỡng tài năng công nghệ trong nền kinh tế ứng dụng iOS đang phát triển của quốc gia này, chủ yếu tập trung vào giảng dạy mã hóa lập trình và thiết kế ứng dụng. Công ty lần đầu tiên triển khai chương trình đào tạo các nhà phát triển ứng dụng ở Indonesia vào năm 2018, tại thủ đô Jakarta.
Apple không có cơ sở sản xuất ở Indonesia, nhưng công ty cho biết, họ đã đầu tư 1,6 nghìn tỷ rupiah (99 triệu USD) vào hệ sinh thái nhà phát triển ứng dụng tại quốc gia này.
Bộ trưởng thông tin và truyền thông Indonesia, Budi Arie Setiadi, cho biết rằng Giám đốc điều hành Microsoft, Satya Nadella cũng sẽ đến thăm Indonesia vào cuối tháng 4/2024.
Gần đây, Tim Cook đã gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Hà Nội, tại cuộc gặp gỡ này, Tim Cook cho biết, Apple có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam và tăng chi tiêu cho các nhà cung cấp tại trung tâm sản xuất Đông Nam Á.
Chris Miller, phó giáo sư tại Đại học Tufts, người tập trung vào công nghệ và địa chính trị, cho biết: “Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, cũng như những nỗ lực không ngừng của Chính phủ Trung Quốc nhằm ép các công ty nước ngoài, và thay thế họ bằng các thương hiệu nội địa, Apple muốn có các giải pháp thay thế tiềm năng cho sản xuất”.
Miller cho biết thêm: “Apple đã đầu tư nhiều hơn vào Ấn Độ và Việt Nam, nhưng có thể họ đang xem xét các đối tác khác ở Đông Nam Á để bổ sung các hoạt động sản xuất và lắp ráp”.
Còn Dan Ives, giám đốc điều hành của Wedbush Securities cho biết: “Chúng tôi thấy công ty có trụ sở tại Cupertino đang ráo riết theo đuổi các nước Đông Nam Á về mặt nguồn cung. Điều này cho thấy, Tim Cook đang phòng ngừa các vụ cá cược của mình, vì Trung Quốc vẫn là một tình huống rất khó khăn đối với Apple, trong khi Việt Nam và Indonesia là những điểm dừng chân tiềm năng, lý tưởng cho sản xuất iPhone”.
Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới (21/4), Hội tin học TP.HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đã phối hợp tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day. Các chuyên gia tham gia chương trình nhận định, Việt Nam là quốc gia có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo sôi động nhất khu vực và chính các công nghệ mới như Blockchain, AI, IoT… đang thổi làn gió mới vào sự chuyển động tích cực này.
Một số công ty công nghệ lớn của Mỹ như Microsoft, OpenAI, Google đã và đang tìm cách liên minh phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nhằm tìm kiếm một chỗ đứng hàng đầu trong ngành.
Dòng sản phẩm đồng hồ thông minh Apple Watch được đồn đại là sẽ trải qua một cuộc thiết kế lại đáng kể, qua mẫu Apple Watch X sắp ra mắt.
Meta vừa giới thiệu mẫu Llama 3 đầu tiên với hai kích cỡ, thông số 8B và 70B. Chúng đã được tích hợp vào Meta AI – trợ lý trí tuệ nhân tạo của công ty.
Microsoft vừa giới thiệu sáng kiến mới mang tên VASA-1 nhằm đưa cho AI một bức ảnh của ai đó và một đoạn âm thanh giọng nói của họ, và AI sẽ mô phỏng một video về người đó đang trò chuyện.
Ngày 19/4/2024, Intel công bố đánh dấu cột mốc quan trọng trong kỷ nguyên sản xuất bán dẫn với việc hoàn thiện máy quang khắc siêu cực tím Extreme Ultraviolet (viết tắt EUV) sử dụng công nghệ khẩu độ số học lớn (High NA) thương mại đầu tiên trong ngành bán dẫn, được đặt tại nhà máy của Intel ở Hillsboro, Oregon.
Việc ra mắt dòng điện thoại Pura 70 của Huawei tiếp tục được coi là biểu tượng cho sự hồi sinh công nghệ của Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực không ngừng của Washington, nhằm làm tê liệt năng lực sản xuất chip bán dẫn tiên tiến của nước này.
Apple vừa xóa hai ứng dụng của Meta khỏi App Store ở Trung Quốc theo yêu cầu của Chính phủ nước này. Cả WhatsApp và Threads đều không còn khả dụng trong App Store Trung Quốc, ngăn cản các lượt cài đặt mới cho các ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội tương ứng.
Xiaomi đã chính thức ra mắt Redmi Turbo 3 tại thị trường Trung Quốc, một mẫu smartphone hướng đến hiệu suất mới nằm giữa dòng Redmi K hàng đầu và Note tầm trung.
Tại hệ thống Di Động Việt đang có đợt điều chỉnh giá dành cho các sản phẩm iPhone LikeNew (iPhone cũ), trong đó dòng iPhone 11 cũ khan hiếm trên thị trường cũng có giá tốt, đảm bảo đủ hàng đáp ứng nhu cầu khách hàng.