Đàn bà “ngoan” hay “hư” đều… chết

Trong một giai đoạn mà “đực tính”, phụ quyền được tôn vinh như một giá trị lớn lao hơn hết, khi một bại tướng phát biểu “vợ có thể lấy vợ khác” còn chúa/cha mẹ thì không được xem như anh hùng thì đàn bà dù “ngoan” hay “hư” trong cách nhìn lúc ấy đều phải chết. Cái chết thảm thương của mọi tình yêu và tính dục trong bộ phim “Mỹ Nhân”, qua cách nhìn từ lịch sử của đàn ông luôn nấp sau ý hướng vì đại cuộc, vì nhân dân.

“Mỹ Nhân”, bộ phim dã sử Việt, được dựng lên từ vài chi tiết đặc biệt của lịch sử nhiều biến động Đàng Trong thế kỷ 17, sẽ được chiếu trên tất cả các cụm rạp vào 13/11/2015. Bỏ qua biến cố về trang phục, đây là bộ phim đáng xem.

Đàn bà “ngoan” hay “hư” đều… chết - MG 7920
Đạo diễn Đinh thái Thụy và 2 diễn viên chính trong phim


 Phim là 2 dòng chảy song song của 2 số phận đàn bà trong cái triều đình chưa vững chãi nhưng cũng đầy tranh đoạt. Tống Thị, vốn là vợ Nguyễn Phúc Kỳ-anh cả của chúa Nguyễn Phúc Lan. Kỳ chết sớm, với mục đích chiếm ngôi chúa Đàng Trong cho các con mình, Tống Thị ve vãn Nguyễn Phúc Lan rồi hạ độc cho Lan chết. Nhưng ngôi lại trao về cho Nguyễn Phúc Tần (Quách Ngọc Ngoan thủ vai), Tống Thị lại lần nữa ve vãn Nguyễn Phúc trung mưu phản chiếm lại ngôi. Mưu đồ bại lộ, Tống Thị bị xử trảm.

Đàn bà “ngoan” hay “hư” đều… chết - kim hien 2
Tống Thị ve vãn Nguyễn Phúc Trung

           
Thị Thừa là con hát, được Nguyễn Phúc Tần yêu chuộng, đưa về phủ. Cái chân tình hướng đến một đấng đàn ông hoàn hảo trong tâm tưởng, Thị Thừa làm tất cả để bày tỏ lòng yêu kính với Phúc Tần, không màng đến vàng bạc và chức tước. Thừa chỉ cần tình yêu, mỗi lần cuối xuống của Phúc Tần với nàng là một giọt vàng ròng hạnh phúc, nàng tin Phúc Tần là ánh sáng của đời mình, người trả cho nàng giá trị của một con người, một tình yêu chứ không phải là một dụng cụ mua vui. Sau thời gian mặn nồng, vì áp lực từ quan lại rằng Phúc Tần mê con hát bỏ bê triều chính khiến ngàn dân bị chết đói, vì các dằn vặt cá nhân trong vai trò đứng đầu 1 đất nước, Phúc Tần đã mật báo cho người dìm chết nàng Thị Thừa.

Đàn bà “ngoan” hay “hư” đều… chết - trieuthiha1
Thị Thừa và Nguyễn Phúc Tần

           
Hai số phận đàn bà đi song song, không một sự kiện nào cắt qua nhau, ngoại trừ lời rủa của Tống Thị lúc bị đem hành hình rằng Phúc Tần cũng đang mê đắm trong sắc dục với Thị Thừa. Họ cố sống tròn trong cái vận mệnh của họ, chỉ có điều đích đến của họ như nhau, cái chết. Cái chết vì chính những bàn tay đàn ông, kẻ họ căm ghét hay yêu thương. Cái việc làm nền của họ trong những thế kỷ đàn ông, những chữ mờ ảo về thân phận họ trong lịch sử tôn vinh đàn ông đã được bóc dỡ ra trong phim, cho họ những hành động, suy nghĩ, cho họ da thịt rạng ngời để cung cấp cho người xem sự ngậm ngùi cho thân phận họ. Dù rằng, ngay cả trong phim, chính họ cũng là những dòng chảy để chở một nhân vật đàn ông-Nguyễn Phúc Tần.

Đàn bà “ngoan” hay “hư” đều… chết - trieuthiha

Đàn bà “ngoan” hay “hư” đều… chết - MG 7823

           
Phim có những trường đoạn rất hay như lúc Tống Thị (Kim Hiền thủ vai) về Quảng Nam thăm con, thấy các con chơi trò diễn hề và quản ngựa đã bắt các con nằm sấp ra đánh. Cây roi vung lên trong tiếng nấc “cha các con là ai, mẹ đã phải làm gì? Các con phải bắt thiên hạ diễn trò cho con xem chứ”. Cái quẹt tay chùi nước mắt cứng rắn “các con phải học hành, mẹ làm tất cả để giành ngôi chúa cho các con”, làm người xem phải giật mình. Đoạn Thị Thừa sau khi chết đã tìm về trong tâm tưởng Phúc Tần chỉ để hỏi “nếu muốn vì xã tắc, chỉ cần chàng nói ra, thiếp sẽ tự đi xa, sao chàng làm thế để mang tiếng sát nhân”, cái vẻ mặt vừa ngạc nhiên, uất ức, vừa yêu thương xa xót khi hỏi tại sao ấy có thể xem là phân cảnh đạt nhất của Triệu Thị Hà trong vai Thị Thừa. Đoạn Phúc Tần làm lễ cầu siêu cho Thị Thừa 30 năm sau khi ông giết là cảnh tạo ra bùi ngùi nhất, một thứ cứu chuộc cho chính Phúc tần sau nhiều dằn vặt nhưng cũng làm vỡ òa cái thương cảm số phận nàng Thị Thừa suốt cả phim. Những lời kinh cầu siêu về đạo nghĩa vợ chồng cứ theo nhịp vang lên ở phân đoạn này đạt hiệu quả cảm xúc cao, cuối cùng kẻ mưu cầu tình yêu cũng được xem như vợ chồng với kẻ mình yêu, nhưng cái hoa đăng thả trên sông theo nhịp kinh đã đưa nàng về đâu xa lắm rồi. Tất cả là dở dang, tất cả là cái chết.

Đàn bà “ngoan” hay “hư” đều… chết - MG 7808
Quách Ngọc Ngoan diễn ngọt một nhân vật nhiều nội tâm

           
Các cảnh Thị Thừa khỏa thân tắm sương, ủ hương hoa cũng là những cảnh khỏa thân rất “chất”, xứng đáng cho người tò mò chiêm ngưỡng. Tuy các đại cảnh chiến tranh, cháy nổ chưa hoành tráng đúng mức cần có nhưng các pha cận chiến rất có nghề, các cận vệ chúa Nguyễn đã cho thấy võ nghệ cao cường cùng khả năng dụng kiếm thế nào. “Mỹ Nhân” đáng xem còn ở chỗ phim cho thấy những câu chuyện lịch sử xứ Việt không thiếu những thân phận, không thiếu những uẩn khúc… đáng để suy ngẫm, soi rọi cho đời sống đương đại, thua gì so với sử Trung Quốc.

                                                                                                            Nam Thụ

Phát động cuộc thi thiết kế ốp lưng cho ZenFone 2

ASUS vừa phát động cuộc thi có tên gọi ZenLooks, kêu gọi các tài năng Việt Nam tham gia thiết kế ốp lưng cho điện thoại ZenFone 2 với các giải thưởng hấp dẫn.

Xạo là bị táng!

Xạo là bị táng!

“Mèo điên” đã hóa mỹ nhân trưởng thành

Có lẽ do dịu dàng, kiêu sa và chút mong manh trong dáng đi của mèo, nhưng thi thoảng lại rất vui nhộn, thích chọc phá nên nữ diễn viên có gương mặt xinh, gợi cảm Diễm My 9x mới có cái nick “mèo điên” ấn tượng đến vậy. hơn 3 năm gặp lại, cô Mèo đã trưởng thành lên nhiều lắm.

Chiêm ngưỡng các ảnh ấn tượng Canon PhotoMarathon 2015 TPHCM

Cuộc thi sáng tác ảnh nhanh Canon PhotoMarathon 2015 đã chào mừng kỉ niệm 10 năm tổ chức của mình với hơn 5.000 thí sinh tham dự. Với các chủ đề bất ngờ và gần gũi, cuộc thi năm nay đã có khá nhiều bức ảnh ấn tượng.

Người mẫu Anna Nguyễn: Bỏ iPhone vào nồi nước sôi

“May mà chưa đến mức phát nổ” – nữ diễn viên, người mẫu ảnh Anna Nguyễn vui cười xuýt xoa nhớ lại lần cô bỏ quên chiếc điện thoại vào trong nồi canh khi nước đang sôi.

Nếu Steve Jobs ở Sài Gòn

Nếu Steve Jobs ở Sài Gòn

Tự truyện của Ba Thợ Tiện

Ngày 24/9, Công ty sách Phương Nam chính thức phát hành cuốn tự truyện “Sâu thẳm buồn vui” của nhà báo Hoàng Thoại Châu trên toàn quốc. Hoàng Thoại Châu vốn được biết đến qua bút danh Ba Thợ Tiện trên chuyên mục Nói hay Đừng của báo Lao Động trong suốt hơn 3 thập kỷ qua.

Tiệc trà với tác giả “Cafe với người lạ”

18 giờ ngày chủ nhật 20/9, tác giả Phan Ý Yên sẽ có buổi giao lưu, thưởng thức tiệc trà với độc giả tại Nhà sách Phương Nam Vivo City, quận 7, TPHCM.

Hoàng Yến Chibi: Cách xa với trào lưu công nghệ

Mới 20 tuổi và từ Hà Nội vào TPHCM lập nghiệp chỉ 9 tháng nay nhưng cường độ làm việc của ca sĩ kiêm diễn viên Hoàng Yến Chibi có thể nói thật đáng nể. Liên tục, bất kể ngày đêm, đầu tuần hay cuối tuần, lúc nào Yến cũng đang trong một dự án, chương trình nghệ thuật nào đó.

Nhục dần!

Nhục dần!