Dự đám cưới vòng quanh thế giới

Đám cưới theo kiểu truyền thống luôn có những sự khác nhau phụ thuộc văn hóa giữa các vùng cho đến phạm vi quốc gia. Trong đó, có những phong tục trong đám cưới rất ngộ nghĩnh. Mời bạn cùng Thế giới số chu du qua các quốc gia để tìm hiểu thêm về nhiều phong tục cưới của con người nơi đó.

Hàn Quốc

Dự đám cưới vòng quanh thế giới - Screenshot2012 04 19at12.19.46PM


Sau lễ cưới, bạn của chú rể sẽ kéo tất của chú rể, buộc một sợi dây thừng xung quanh mắt cá chân và bắt đầu đập Covina màu vàng vào lòng bàn chân chú rể (Covina màu vàng là một loại cá). Mọi người tin rằng điều này sẽ làm chú rể mạnh mẽ hơn trong đêm tân hôn.

Người Hàn Quốc còn tin rằng nếu trong đám cưới, chú rể cười nhiều thì đứa con đầu tiên của họ sẽ là một bé gái. Sau đám cưới, bố mẹ của chú rể sẽ tung một số loại hạt đậu và hạt mận vào cô dâu. Nếu hứng được càng nhiều những hạt đấy, sau này cô dâu đó sẽ có nhiều con trai.

KorThere cũng là một phong tục truyền thống. Ở đó, những vị khách sẽ ném một số thứ vào cặp vợ chồng hạnh phúc. Những thứ này là hạt dẻ (tượng trưng cho sự kính trọng) và những trái táo “Daechu” hoặc quả chà là khô màu đỏ (tượng trưng cho sự siêng năng, cần mẫn).

Nhật Bản

Dự đám cưới vòng quanh thế giới - Screenshot2012 04 19at12.22.33PM

“San-san-Kudo no Sakazuki” hoặc “sakazuki-goto” là tên của buổi lễ tổ chức đám cưới của người Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, San-san-Kudo có nghĩa là “ba, ba, chín lần”. Cô dâu và chú rể uống ba ngụm rượu sake từ ba tách. Chiếc tách được sử dụng trong buổi lễ được gọi là “sakazuki”. Ba chiếc tách được sử dụng khác nhau về kích thước. Ba ngụm đầu tiên được uống từ chiếc tách nhỏ nhất.

Người Nhật Bản chọn số ba là có chủ ý. Vì họ tin rằng đây là một số có thể chia được và Phật giáo tin rằng số ba là một con số thiêng liêng. Đối với người Nhật, chín có nghĩa là hạnh phúc gấp ba lần.

Mục đích uống rượu trong buổi lễ là vì loại rượu sake uống trong buổi lễ không phải lúc nào cũng ngon, nó cũng tương tự như cuộc sống, đôi khi sẽ có những rắc rối.

Scotland

Có một truyền thống cũ của Scotland gọi là “rửa chân”, được tổ chức vào đêm trước đám cưới. Mọi người tụ họp lại để rửa chân của cô dâu. Trước khi buổi lễ được tổ chức, chiếc nhẫn của cô dâu sẽ được thả vào bồn tắm. Người đầu tiên tìm được chiếc nhẫn đó sẽ kết hôn tiếp theo.

Dự đám cưới vòng quanh thế giới - Screenshot2012 04 19at12.27.23PM

Trong đám cưới của người Scotland, cô dâu sẽ bị bạn bè và các thành viên trong gia đình của cả hai người bắt cóc và bôi, đổ những những thứ có mùi lên người. Những thứ đó có thể là trứng, nước sốt khác nhau, bơ, phô mai, mì, cá, xúc xích, cà rốt… Và công thức đó có thể phát triển theo trí tưởng tượng của bạn. Sau khi bị “bôi nhọ’, có dâu sẽ được dẫn đi khắp thị trấn cho mọi người “chiêm ngưỡng”.

Trước khi cô dâu bước vào ngôi nhà mới, “thủ tục” không thể thiếu là một chiếc bánh yến mạch hoặc “bannocks” (loại bánh biscus làm bằng lúa mạch và bột yến mạch) sẽ bị bẻ gẫy trên đầu cô dâu. Những chiếc bánh Peaces bannock được chia sẻ cho mọi người xung quanh. Và sau khi làm xong những  “thủ tục” đó, chú rể mới được dắt cô dâu vào nhà.

Một số tộc người sống ở Trung Quốc

Tujia là tộc người có khoảng 8 triệu dân, sống ở miền trung Trung Quốc. Khóc là phần thường xuyên của những đám cưới ở nơi đây. Trước đám cưới khoảng 1 tháng, cô dâu khóc khoảng 1 giờ. 10 ngày sau, cô dâu không còn khóc một mình trong nghi lễ khóc hàng ngày của mình. Mệ cô dâu sẽ khóc cùng cô. 10 ngày tiếp theo, bà, dì và các chị em gái cùng khóc với cô trong nghi lễ này.

Dự đám cưới vòng quanh thế giới - Screenshot2012 04 19at12.29.00PM

Trên  thực tế, người địa phương tin rằng truyền thống này thực sự là mong muốn tương lai hạnh phúc cho vợ chồng. Nước mắt và bầu không khí thê lương đang có chỉ là để đánh lừa bạn.

Người Duy Ngô Nhĩ là những người sống trong khu tự trị ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Trong đám cưới ở đây, chú rể bắn ba mũi tên vào cô dâu. Tất nhiên, những mũi tên này không có đầu mũi tên và không sẽ không có ai bị thương. Tại lễ cưới, chú rể làm gẫy các mũi tên và cung. Hành động này có một ý nghĩa biểu tượng. Đối với người Yugur nó có nghĩa là tình yêu và cuộc sống vĩnh cửu cùng với nhau.

Malaysia

Vào buổi sáng của đám cưới, trẻ em mang khay đựng thức ăn và động vật, hoặc những phong bao có hình bông hoa cùng một số tiền đến nhà cô dâu. Trong lễ cưới, khách mời đôi khi còn mang tặng cô dâu chú rể những quả trứng đã luộc chín. Người ta tin rằng, trứng là biểu tượng cho khả năng sinh sôi, con cháu đầy nhà.

Dự đám cưới vòng quanh thế giới - Screenshot2012 04 19at12.30.14PM

Tidong (Tedong) là bộ lạc sống ở vùng Sabah của Malaysia và tỉnh Đông Kalimantan của Indonesia. Cả hai đều nằm ở phía bắc Borneo. Các cặp vợ chồng mới cưới không được đi vào nhà vệ sinh trong 72 giờ, được giám sát chặt chẽ bởi những gia đình của. Họ được cho một lượng nhỏ thức ăn và nước và họ không được gian lận. Sự gian lận sẽ mang lại cho họ những điều bất hạnh như con cái họ sẽ bị chết khi còn nhỏ.

Ấn Độ

Người Ấn Độ có một truyền thống gọi là “Jaimala” hay là trao đổi vòng hoa. Trong đám cưới, cô dâu và chú rể trao đổi vòng hoa (thường được làm bằng cúc vạn thọ, hoa sen, hoa nhài và hoa hồng) như một cử chỉ chấp nhận và tôn trọng nhau. Vòng hoa còn là biểu tượng của tình yêu.

Dự đám cưới vòng quanh thế giới - Screenshot2012 04 19at12.31.39PM

Tại lễ cưới, các thành viên nam của cả hai gia đình sẽ ném cánh hoa vào cô dâu và chú rể với hi vọng một cuộc sống mà không có nỗi buồn, phiền hà.
Đeo nhẫn ở chân là thể hiện của người đã kết hôn. Chiếc nhẫn đó được gọi là “bichiya” (trong tiếng Hindu), “mettelu” (trong tiếng Telugu) and “metti” (trong tiếng Tamil) và được đeo vào ngón trỏ của cả hai bàn chân. Trong lễ cưới, chú rể sẽ phải đeo “bichiya” vào ngón chân trỏ của cô dâu trong khi cô dâu để chân lên một phiến đá (được goi là “ammi”).

Pháp

Charivari (shivaree, chivaree) là một truyền thống của người Pháp. Gia đình, bàn bè, người thân của cô dâu và chú rể sẽ tập trung ở phía trước của ngôi nhà của hai vợ chồng trong đêm đầu tiên của họ. Những “vị khách” sẽ sử dụng tất cả các có thể tạo ra tiếng ồn. và cặp vợ chồng mới cưới sẽ phải ra ngoài và đưa cho họ rượu hoặc những thứ khác tương tự.

Dự đám cưới vòng quanh thế giới - Screenshot2012 04 19at12.32.53PM

Trong đám cưới, cô dâu và chú rể sẽ cùng uống rượu nho từ một chiếc cốc có hai quai được gọi là “chiếc cốc của hôn nhân”, tượng trưng cho mối quan hệ yêu thương của họ.

Khi cặp vợ chồng này rời khỏi lễ cưới, mọi người sẽ trải một vài lá nguyệt quế trên con đường đi của họ.

Mexico

Tại Mexico, chú rể sẽ đưa cho cô dâu của mình 13 đồng tiền hoặc “Arras”. Những đồng tiền đại diện cho Chúa Kitô và 12 tông đồ. Linh mục ban phước cho các đồng tiền. Và nó cũng có nghĩa là chú rể sẽ chăm sóc của cô dâu.

Dự đám cưới vòng quanh thế giới - Screenshot2012 04 19at12.33.54PM

Chú rể người Mexico sẽ không bao giờ đeo ngọc trai cho cô dâu của mình trong ngày cưới vì họ tin rằng ngọc trai tương trưng cho nước mắt, và cô dâu mang nó trong ngày cưới sẽ khóc rất nhiều.

Ireland

Vật không thể thiếu trong lễ đính hôn cũng như đám cưới của người Ireland là chiếc nhẫn Claddagh. Nó có nguồn gốc ở làng chài Ireland Claddagh, nằm gần thành phố Galway. Vòng lần đầu tiên được sản xuất vào thế kỷ 17 dưới thời trị vì của Nữ hoàng Mary II.

Chiếc nhẫn Claddagh có hình hai tay giữ một trái tim trao vương miện. Theo niềm tin của địa phương, người phụ nữ độc thân sẽ đeo vương miện chỉ vào bên trong. Người phụ nữ đã “có mối quan hệ” nên đeo vương miện chỉ ra ngoài.

Dự đám cưới vòng quanh thế giới - Screenshot2012 04 19at12.35.24PM

Tại lễ cưới, cô dâu Ai – len thường mang một chiếc móng ngựa bằng sứ để tượng trưng cho may mắn. Sau khi đám cưới móng ngựa được đặt trước cửa của căn nhà.

Thụy Điển

Tại đám cưới truyền thống của Thụy Điển, cô dâu đi với những đồng xu trong giày của mình. Cha cô đặt một đồng xu bạc trong chiếc giày trái của cô. Mẹ cô đặt một đồng xu vàng trong chiếc giày phải.

Điều đặc biệt trong lễ cưới của người Thụy Điển đó là những nụ hôn dành cho cô dâu hoặc chú rể. Giả sử nếu cô dâu đi toilet thì tất cả những cô gái sẽ đứng thành một hàng và hôn chú rể. Tương tự, nếu chú rể ra ngoài, những người đàn ông sẽ đứng thành một hàng và hôn cô dâu.

Đan Mạch

Tại Đan Mạch, mạng che mặt của cô dâu bị xé rách bởi bạn bè của cô. Những người này giữ những mảnh của tấm mạng cho may mắn. Cũng ở Đan Mạch, nếu một trong hai cha mẹ của cô dâu hoặc chú rể đã mất thì bó hoa của cô dâu được đặt trên mộ của người đó.

Na Uy

Cô dâu Na Uy có truyền thống mặc bộ váy cưới màu trắng hoặc màu bạc và trên đầu đeo một chiếc vương miện bằng bạc hoặc vàng.
Và sau lễ cưới, bạn bè và hàng xóm của cặp đôi này se trồng hai bên nhà của họ hai cây linh xam nhỏ. Điều này tượng trưng cho việc con cháu đầy nhà.
Đám cưới ở NaUy được đặc trưng bởi bánh Kransekake (“bánh vòng”) được làm bằng hạnh nhân. Nó bao gồm những chiếc bánh ngọt đồng tâm và được đặt như một chiếc kim tự tháp.

Đỉnh của chiếc bánh Kransekake được dành cho cặp đôi hạnh phúc. Cô dâu và chú rể sẽ làm vỡ các phần khác và chia những miếng bánh đó cho các vị khách dự lễ cưới.

Nhật Nguyệt

Hành trình trăm km ở đất Vạn Đảo

“Người khổng lồ đang ngủ” hay “đất nước vạn đảo”… đó là những cụm từ vẫn thường được nói về Indonesia. Những nền văn hóa đặc sắc đa tôn giáo cùng lối kiến trúc hiện đại pha lẫn truyền thống, thiên nhiên hùng vỹ mà thân thiện… tất cả góp phần tạo nên một Indonesia điểm đến hấp dẫn cho không ít khách du lịch.

Côn Đảo-biển xanh, lịch sử, bình yên

Đã có một thời khi nhắc đến Côn Đảo người ta không tránh khỏi những cái rùng mình ớn lạnh – “vùng đất chết” với chế độ nhà tù tàn bạo. Nhưng điều ấy đã không còn, với hành trình khám phá riêng mình, mỗi cành quan, mỗi địa danh của Cô Đảo bây giờ gợi cho bạn một thiên đường yên bình.

ĐƯỜNG TỚI CỰC ĐÔNG

LTS: Bài viết này được tác giả, là thầy giáo Nguyễn Đức Thạch, dạy Văn ở Ninh Thuận mà Thế Giới Số từng có dịp giới thiệu về trang web của ông gửi riêng cho tạp chí. Ít ai ngờ rằng, ông cũng là một dân “phượt” đáng gờm khi đã trải qua hành trình xuyên quốc gia bằng xe máy. Bài viết giới thiệu về cực Đông Tổ Quốc này từ một chuyến phượt lẻ của ông, những chi tiết cảm nhận và hướng dẫn cặn kẽ về chuyến đi sẽ rất lợi ích cho những người muốn tìm tới điểm dừng này.

Người mê đỉnh cao công nghệ… quá vãng

Một anh chàng chuyên viên thiết kế nội thất 30 tuổi, đã tốt nghiệp đại học mỹ thuật và kiến trúc cách đây vài năm. Sau khi ra trường, với tấm bằng đại học trên tay, thay vì kiếm một công việc cho ổn định, Phú (tên chàng trai) lại lao vào học viết thư pháp, luyện con chữ, rồi đi sưu tầm đá vân nghệ thuật, đá đồ thị, sỏi biển, sỏi khe… Và rồi, một ngày đẹp trời, Phú khệ nệ ôm về một cái radio cũ, mốc thếch, ngồi hí hoáy lau chùi, đánh bóng và chăm chú rà băng tầng, dò đài… anh phát hiện ra rằng đam mê của mình năm trong phương tiện truyền thông ngỡ cũ kỹ ấy

Tống Kiều My: Người mang biệt danh 3D: Đẹp, Độc và Điên

Với làn da ngăm ngăm, gương mặt lạnh lạnh, Tống Kiều My – thí sinh được ban giám khảo cuộc thi VietNam Next Top Model 2011 nhận xét có cá tính mạnh – đẹp, độc và điên đã và đang từng bước khẳng định tên tuổi của mình trong giới showbiz với công việc người mẫu, diễn viên, đạo diễn thời trang… Có lẽ ít ngờ, Kiều My còn là một cô bé khéo tay làm gấu bông bằng handmade đâu nhỉ? Chưa hết, Kiều My thuộc mẫu người cực kỳ hài hước, TH&NT đã được dịp thưởng thức những trận cười giòn tan…