Giai đoạn 2024 – 2030 và những năm tiếp theo chứng kiến những thay đổi to lớn và quan trọng ở nước ta vì đây là giai đoạn chuyển hóa giữa hai phương thức sản xuất là tự động hóa và thông minh hóa. Những thay đổi lớn nhất được dự báo sẽ hiện diện trong các lĩnh vực sau.
1.Sự thay đổi mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ số
Tháng 6 năm 2020 Chính phủ ban hành chương trình quốc gia về chuyển đổi số, trong đó, nhiệm vụ trung tâm là xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Nếu xem khoảng thời gian 2020 – 2023 là bước chạy đà thì giai đoạn 2024 – 2030 cần được xem là giai đoạn chuyển hóa sâu sắc trong cả 3 lĩnh vực này.
Chính quyền số: Xây dựng chính quyền số dẫn đến quá trình “thông minh hóa quy trình nghiệp vụ quản lý nhà nước (QLNN)”. Quá trình này chủ yếu diễn ra theo theo 3 hướng như sau:
Theo đó, gần như tất cả các quy trình nghiệp vụ QLNN đều thay đổi. Đây là nội dung quan trọng nhất của Cải cách hành chính trong quá trình xây dựng chính quyền số vì nó sẽ quyết định “Kiến trúc nghiệp vụ” của Chính quyền số. Đây cũng là nội dung trọng tâm của nhiệm vụ xây dựng chính quyền số ở tất cả các bộ ngành, địa phương. Khi xây dựng được các quy trình nghiệp vụ QLNN số thì mọi việc phía sau trở nên suôn sẻ.
Kinh tế số: Phát triển kinh tế số là phát triển nền kinh tế thông minh hóa sản xuất. Quá trình này cũng diễn ra theo 3 hướng chính như sau:
Áp dụng các quy trình sản xuất thông minh hóa (tự động hóa + tối ưu hóa). Đây là hướng phát triển chủ đạo của nền kinh tế số: Các quy trình sản xuất thông minh dần dần thay thế các quy trình sản xuất truyền thống. Theo hướng này, các quy trình sản xuất không chỉ được thực hiện tự động mà còn luôn có khả năng chọn được phương án tối ưu trong từng tình huống cụ thể. Vì thế, năng suất lao động (NSLĐ) sẽ tăng vượt trội so với quy trình sản xuất truyền thống (hàng trăm %). Quá trình thay thế này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ trưởng thành số của các tổ chức hay doanh nghiệp làm kinh tế.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các quy trình sản xuất truyền thống nhờ ứng dụng công nghệ số và các công nghệ cao khác của CMCN 4. Các công nghệ cao đặc trưng của CMCN 4 như công nghệ Sinh học, công nghệ Nano. công nghệ in 3D, công nghệ Vật liệu mới,… nhanh chóng xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, chỉ khi các tổ chức và doanh nghiệp biết ứng dụng các công nghệ số như IoT, Cloud, Big data, AI, Blockchain,… vào hoạt động sản xuất và quản lý của mình thì các công nghệ cao đó mới được phát huy tốt nhất, làm thay đổi mạnh mẽ các quy trình sản xuất truyền thống. Ví dụ, cũng là quy trình xử lý đất cho sản xuất nông nghiệp nhưng quy trình “xử lý đất không cày xới” nhờ ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới dựa trên công nghệ số khác hoàn toàn với quy trình cày xới đất truyền thống. Hình ảnh tương tự cũng phổ biến trong các lĩnh vực khác như xây nhà bằng công nghệ in 3D trong Xây dựng, điều trị bằng dược phẩm nano trong Y tế, sử dụng học liệu số trong Giáo dục và Đào tạo,…
Xuất hiện hàng loạt ngành nghề mới nhờ ứng dụng công nghệ số và các công nghệ cao khác của CMCN 4. Chỉ tính riêng công nghệ phát triển các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI tools) đã tạo ra rất nhiều việc làm mới mẻ, hấp dẫn như làm báo. sáng tác nghệ thuật (soạn nhạc, vẽ tranh,…), thiết kế thời trang, lập trình,… theo phương pháp mới nhờ sử dụng ChatGPT, Pictury, MidJourney và nhiều công cụ trí tuệ nhân tạo khác.
Tất cả tạo ra một phương thức sản xuất mới của nền kinh tế: Nền kinh tế số với phương thức sản xuất thông minh hóa. Đối với nền kinh tế này, cần có khung pháp lý mới để điều chỉnh vì hệ thống luật và văn bản dưới luật hiện nay được dùng để điều chỉnh nền kinh tế thủ công – bán tự động truyền thống. Ngay cả những luật áp dụng cho các cơ chế điện tử hóa như Luật Giao dịch điện tử (con người giao dịch với nhau trong môi trường điện tử), Luật thương mại điện tử (con người mua bán với nhau trong môi trường điện tử),… cũng cần được thay thế bằng Luật Giao dịch số (con người giao dịch với máy, máy giao dịch với máy trong môi trường số), Luật Thương mại số (con người mua bán với máy, máy mua bán với máy trong môi trường số),…
Xu hướng trên sẽ phát triển rộng khắp tại tất cả các địa phương. Để đảm bảo kinh tế số phát triển thuận lợi, các địa phương cần nhanh chóng xây dựng khung pháp lý và kiến tạo những nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế số như hạ tầng số, môi trường đầu tư kinh doanh số, nhân lực số,…
Xã hội số: Phát triển xã hội số là quá trình thông minh hóa các hoạt động xã hội và các nền tảng phục vụ cho sự phát triển đó. Quá trình thông minh hóa này diễn ra theo 3 hướng chính:
Thông minh hóa các hoạt động xã hội – Tất cả các hoạt động xã hội như giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, hoạt động thể thao, văn hóa, nghệ thuật, đoàn thể,… đều được “nhúng” trong môi trường thông minh hóa (ứng dụng các công nghệ số nhằm tự động hóa và tối ưu hóa các hoạt động xã hội). Chúng ta đang và sẽ chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện về cách thức hoạt động của các ngành, lĩnh vực truyền thống mang đậm dấu ấn thủ công – bán tự động sang thông minh hóa. Ví dụ Giáo dục Đào tạo sẽ chuyển sang sử dụng học liệu số thay vì sách in, học sinh có thể học bất cứ ở đâu, học phần nào và khi nào thay vì bắt buộc phải đến trường, giảng viên sẽ sử dụng các cơ chế tự động thông minh hỗ trợ học sinh tối đa trong việc học tập, lĩnh hội kiến thức và phát huy năng lực cá nhân, rèn luyện ý chí và đạo đức,…
Thông minh hóa hạ tầng phục vụ phát triển xã hội – Tiêu biểu nhất là việc xây dựng các đô thị thông minh, thành phố thông minh với mục tiêu xuyên suốt là tạo ra môi trường sống thuận tiện hơn, “thông minh” hơn cho người dân, vừa đảm bảo an ninh, an toàn, vừa tạo sự thoải mái trong đi lại, sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng, mua sắm, giải trí, vừa tạo điều kiện cho người dân dễ tìm việc làm hơn, làm việc hiệu quả hơn. Giao thông thông minh, cung cấp điện thông minh, cấp / thoát nước thông minh, cung cấp các tiện ích thông minh,… là những nội dung thường thấy.
Hình thành văn hóa số – Công nghệ số mang lại những tiện ích to lớn và rộng khắp nên dễ dàng được mọi người chấp nhận và quen dần. Nó làm cho con người thay đổi cách học tập, làm việc, nghỉ ngơi, giao tiếp, giải trí,… từng bước một có thể nhanh hay chậm nhưng chắc chắn và không thể đảo ngược. Một nét văn hóa mới xuất hiện trong kỷ nguyên số là văn hóa số. Trước kia, để tạo ra một dấu ấn văn hóa sâu sắc trong cộng đồng thường phải mất đến hàng trăm năm. Trong thời đại số, việc đó chỉ diễn ra trong vài năm. Ví dụ ngày trước văn hóa chợ được hình thành trong hàng ngàn năm thì nay, văn hóa mua sắm online chỉ hình thành trong 10 – 15 năm. Sắp tới, văn hóa mua sắm thông minh sẽ xuất hiện và được hưởng ứng chỉ sau vài năm.
2.Sự phát triển đột phá của nền kinh tế dưới tác động của các công nghệ cao của CMCN 4
Trong khoảng thời gian 10 – 15 năm tới, kinh tế nước ta có cơ hội phát triển đột phá với tốc độ cao. Nếu phát huy hiệu quả những lợi thế và tiềm năng của mình và làm chủ được các công nghệ tiên tiến của thời đại để phát triển đồng thời kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế số thì GDP của nước ta có thể tăng cao hơn nhiều so với hiện nay.
Khái niệm kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế số dễ gây nhầm tưởng là 3 dạng thức kinh tế khác nhau và độc lập với nhau. Trên thực tế, đó là 3 mặt của cùng một nền kinh tế. Mỗi mặt có đặc trưng riêng.
Kinh tế tuần hoàn – Là hoạt động kinh tế chủ lực tạo ra giá trị vật chất của nước ta từ nay về sau. Đó là nền kinh tế khai thác tối đa nguồn tài nguyên hiện hữu qua nhiều vòng tuần hoàn để tạo ra giá trị gia tăng. Kinh tế tuần hoàn gắn liền với tăng trưởng xanh và là giải pháp trung tâm để tăng trưởng xanh. Muốn chủ động phát triển kinh tế tuần hoàn cần làm chủ được các công nghệ tuần hoàn hóa như công nghệ Sinh học, công nghệ Nano, công nghệ Vật liệu mới,… đặc biệt quan trọng là các công nghệ made by Việt Nam, do người Việt Nam sáng tạo và làm chủ.
Kinh tế chia sẻ – Vai trò của kinh tế chia sẻ là kết nối và huy động các nguồn lực trong xã hội, đặc biệt là các nguồn tài nguyên nhàn rỗi (vốn, tri thức, lao động, phương tiện, nhà xưởng,…) đưa vào sản xuất nhằm tạo ra giá trị gia tăng phục vụ xã hội. Kinh tế chia sẻ chỉ có thể phát huy khi dựa vào công nghệ số.
Kinh tế số – Kinh tế số là quá trình thông minh hóa sản xuất, làm cho quá trình sản xuất diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn, tối ưu hơn trong mọi tình huống.
Như thế, 3 dạng thức kinh tế này gắn kết với nhau, tích hợp vào nhau cùng tạo ra nền kinh tế hiện đại của nước ta trong kỷ nguyên số. Các tính từ “tuần hoàn”. “chia sẻ’ hay “số” đều chỉ tính chất hoạt động kinh tế chứ không phải tạo nên một thực thể riêng tách biệt. Chúng ta nên chủ động phát triển nền kinh tế “3 trong 1” này dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau tùy thuộc vào khả năng và điều kiện của từng nơi. Đó là con đường tất yếu và ngắn nhất phát triển đất nước thịnh vượng.
3.Những tiềm năng và lợi thế cần phát huy để phát triển đột phá
Nước ta có những tiềm năng và lợi thế phát triển hơn nhiều quốc gia trong khu vực về nhiều mặt: chính trị, lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên, truyền thống tự cường, vị trí địa chính trị,… Nếu đặt câu hỏi nước ta nên phát huy tiềm năng và lợi thế nào để phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế số một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất? Chúng tôi đề xuất 3 nội dung chính dưới đây.
Công nghiệp công nghệ số – Chúng ta có đủ điều kiện và cần chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ số. Công nghiệp công nghệ số bao gồm những ngành chính là công nghiệp vi mạch bán dẫn, công nghiệp công nghệ số lõi (phát triển các hệ điều hành, các bộ điều khiển CPS), công nghiệp phát triển các nền tảng số, công nghiệp chế tạo thiết bị thông minh và công nghiệp sản xuất sản phẩm và dịch vụ thông minh. Đây là lĩnh vực tối quan trọng vì nó quyết định tiến trình chuyển đổi số: xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Vì thế, chúng ta cần dành mức ưu tiên cao nhất cho phát triển ngành công nghiệp công nghệ số này. Hơn nữa, cần khuyến khích tối đa các tổ chức và cá nhân nghiên cứu sáng tạo các sản phẩm make by Vietnam bao gồm cả thiết kế và chế tạo chip (nên ưu tiên công nghệ 2.5D) và hệ điều hành dành cho IoT để thiết kế các hệ thống CPS thương hiệu Việt Nam. Làm được việc này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cả về cả KTXH lẫn an ninh quốc phòng. Độc lập về công nghệ cao luôn là thước đo quan trọng nhất trong các giai đoạn công nghiệp hóa đuổi kịp.
Logistics – Logistics là tập hợp các dịch vụ cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất và chuyển đầu ra của quá trình sản xuất (sản phẩm, dịch vụ) đến tay người tiêu dùng. Trong giai đoạn phát triển trước đây, do những hạn chế về công nghệ, hoạt động logistics tập trung vào các khâu kho bãi, bốc xếp, vận tải và mục tiêu phát triển logistics thường gắn với khối lượng hàng hóa được luân chuyển. Trong kỷ nguyên số, hoạt động logistics trở nên sôi động và hiệu quả hơn nhiều nhờ ứng dụng công nghệ số và các công nghệ cao khác của CMCN 4 và mục tiêu của logistics cũng thay đổi: Trở thành đòn bẩy giúp các đơn vị kinh tế phát triển đột phá trong nền kinh tế số. Ngày nay, các dịch vụ cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất không chỉ dừng lại ở việc cung cấp vật tư, năng lượng, lao động mà còn gồm cả giải pháp công nghệ, dịch vụ tư vấn, dịch vụ tín dụng, dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa theo mô hình D2C,… Chính nhờ các dịch vụ này, các đơn vị kinh tế (doanh nghiệp, HTX, hộ kinh tế gia đình) mới có thể triển khai quy trình sản xuất theo nguyên lý kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế số.
Cần xây dựng hệ thống logistics đảm nhiệm những chức năng trên ở từng địa phương và kết nối chúng với hệ thống logistics quốc gia. Đây là “hệ tuần hoàn” của nền kinh tế, nó quyết định sức sống, sức cạnh tranh của cả nền kinh tế nước nhà.
Dịch vụ tri thức – Có thể nói trong quá trình phát triển đồng thời và đồng bộ chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, các giải pháp công nghệ đóng vai trò quyết định đến chất lượng và tiến độ triển khai. Các tổ chức và doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực đều cần đến các dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn chuyên môn, đào tạo kỹ thuật,… (gọi chung là các dịch vụ tri thức) cần thiết cho sự phát triển của mình.
Để khuyến khích tạo nên một thị trường “kinh doanh tri thức” sôi động, thực tế, hiệu quả, các địa phương cần có chính sách thu hút, tập hợp, giao việc, đặt hàng các tổ chức và cá các nhân chuyên gia, nhà khoa học những yêu cầu, đề tài, dự án cụ thể nhằm xây dựng các mô hình mẫu về phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số ở mọi cấp độ. Nên thay đổi phương thức quản lý để có thể khơi gợi, khuyến khích năng lực sáng tạo trong toàn dân. Ví dụ áp dụng cơ chế quản lý dự án khoa học bằng hệ thống tự động thông minh, lấy kết quả thực tế làm thước đo chính.
Nếu khuyến khích được lực lượng trí thức tham gia cung cấp dịch vụ tri thức (tư vấn giải pháp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn chuyên môn, đào tạo,…) thì thị trường dịch vụ khoa học công nghệ sẽ phát triển đột phá, các sàn giao dịch khoa học công nghệ sẽ sôi động và mọi việc trở nên dễ điều tiết hơn nhờ ứng dụng công nghệ số.
Thay lời kết
Cả nước ta đang đứng trước một ngã rẽ lịch sử: Bước vào giai đoạn chuyển hóa phương thức sản xuất từ thủ công – bán tự động sang thông minh hóa. Tất cả các yếu tố cần thiết đã hội đủ. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có đủ điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa để phát triển đột phá, vươn lên hiện đại, tương xứng với tầm vóc Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Giao dịch thanh toán không tiền mặt tăng trưởng ấn tượng trong năm qua: QR code nổi lên như một phương thức thanh toán tối ưu và được xã hội ủng hộ; Các đơn vị Fintech, cánh tay nối dài của ngân hàng đã và đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò của mình trong việc thúc đẩy thanh toán không tiền mặt. Tuy nhiên, nhiều đơn vị Fintech hiện vẫn chịu lỗ để xây dựng mạng lưới và mở rộng thị phần.
Nền tảng thanh toán ZaloPay và Ngân hàng CIMB Việt Nam vừa hợp tác ra mắt sản phẩm Gửi Tiết Kiệm với mức lãi suất cao nhất lên đến 6.1%/năm, đồng thời cho phép người dùng rút gốc từng phần mà không ảnh hưởng lợi tức của phần gửi còn lại.
Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam có một bộ giải pháp chuyên biệt toàn trình đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngành dược.
Bosch Rexroth Việt Nam đã giới thiệu các giải pháp mới nhất về Công nghệ Tự động hóa ctrlX và ứng dụng tại buổi tọa đàm “Ứng dụng AI trong tự động hóa sản xuất” do Hội Tự động hóa TP.HCM tổ chức tại Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (CSED).
Đó là những chia sẻ của Tiến sĩ Trần Mỹ An – Phó Chủ tịch Kỹ thuật, mảng Bản quyền công nghệ Tập đoàn Qualcomm trong chuyến công tác tại Việt Nam và có các cuộc gặp thân mật với cộng đồng công nghệ trẻ tại TPHCM thuộc khuôn khổ chương trình Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024 (QVIC 2024)
Sáng ngày 18/1, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội đã diễn ra sự kiện công bố dự án hợp tác Ứng dụng công nghệ vật lý số nâng tầm giá trị di sản do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam chủ trì.
Ngày 18/1, Microsoft cùng các đối tác công nghệ hàng đầu đã tổ chức hội nghị “Dẫn đầu Kỷ nguyên Trí tuệ Nhân tạo” cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam khám phá và đón đầu những xu hướng, giải pháp, và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất, nhằm nâng cao giá trị kinh doanh, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, và tăng tốc hành trình chuyển đổi số trong kỷ nguyên AI.
Các chuyên gia tại Kaspersky nhận định, phong trào chuyển đổi số mạnh mẽ và những xung đột địa chính trị ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) là yếu tố tác động đến bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng tại APAC năm 2024.
MoMo vừa chính thức ra mắt mã QR Nhận Tiền Đa Năng mới với nhiều cải tiến ưu việt hơn từ mã QR Nhận Tiền trước đó. Theo đó, với mã QR Nhận Tiền Đa Năng vừa ra mắt của MoMo, người dùng có thể nhận tiền từ đa nguồn, bao gồm từ MoMo, các ứng dụng ngân hàng và các ví điện tử khác, đáp ứng được mọi thói quen chuyển trả của người gửi.
Bộ giải pháp toàn diện từ VinHMS đang tạo nên những thay đổi lớn trong cách vận hành hằng ngày của các doanh nghiệp quản trị khách sạn và sau 5 năm, muốn chinh phục thị trường Đông Nam Á.