Thực tế cho thấy, mức độ thông minh hóa (máy làm thay người) trong bộ máy chính phủ sẽ tăng dần theo cấp độ trưởng thành số của chính phủ, nhưng không thể thay thế hoàn toàn con người. Vì thế, cả Chính phủ điện tử (CPĐT) và Chính phủ số (CPS) sẽ cùng tồn tại với xu thế nghiêng dần sang CPS hay “thấm dần tinh thần số” trong một thời gian dài nhiều chục năm nữa.
Chính phủ điện tử
Chính phủ điện tử là chính phủ ứng dụng CNTT nhằm tự động hóa hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan chính phủ. Nói cách khác, là dựa trên CNTT để tạo ra các hệ thống ứng dụng hỗ trợ con người trong hoạt động nghiệp vụ của họ. CPĐT là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (CMCN 3).
Với mục tiêu này, quá trình xây dựng CPĐT diễn ra theo hướng tự động hóa các hoạt động nghiệp vụ theo chức năng. Điều này kéo các nhiệm vụ xây dựng CPĐT (được cụ thể hóa trong Kiến trúc tổng thể CPĐT thành 5 kiến trúc cơ bản là kiến trúc nghiệp vụ, kiến trúc dữ liệu, kiến trúc ứng dụng, kiến trúc công nghệ và kiến trúc an toàn thông tin) theo hướng phục vụ mục tiêu xây dựng các hệ thống ứng dụng CNTT trong từng cơ quan chức năng của bộ máy chính phủ (Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông,…). Cách tiếp cận này dẫn tới sự phân tán và cát cứ liệu vì kiến trúc dữ liệu hướng tới việc thu thập và tổ chức dữ liệu cho từng đơn vị chức năng. Đó là hạn chế lớn nhất của CPĐT. Vì lý do này, sau một giai đoạn phát triển, người ta mới sáng tạo ra các cơ chế tích hợp dữ liệu và kênh kết nối, chia sẻ dữ liệu để khắc phục hạn chế gây ra bởi sự phân tán, LGSP là một ví dụ. Tuy nhiên đó chỉ là giải pháp tình huống, không triệt để.
Chính phủ số
Chính phủ số là chính phủ ứng dụng công nghệ số nhằm thông minh hóa hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan trong bộ máy chính phủ. Nói cách khác, là ứng dụng công nghệ số để tạo ra các hệ thống thông minh làm thay con người trong hoạt động nghiệp vụ của họ. CPS là sản phẩm của CMCN 4.
Theo đó, quá trình xây dựng CPS diễn ra theo hướng thông minh hóa các hoạt động nghiệp vụ trong toàn bộ máy chính phủ (như thế, kiến trúc nghiệp vụ sẽ được xây dựng thống nhất trong cả bộ máy chính phủ), tất cả các nguồn lực về dữ liệu, ứng dụng, công nghệ và an ninh thông tin đều trở thành tài nguyên chung của chính phủ. Vì vậy, nhiệm vụ xây dựng 5 kiến trúc thành phần trong Kiến trúc tổng thể của CPS được triển khai ở cấp chính phủ chứ không phải ở cấp ngành và địa phương như CPĐT.
Công nghệ số giúp thiết kế các quy trình nghiệp vụ tự động thông minh (tự động hóa + tối ưu hóa) phục vụ triển khai mọi quy trình nghiệp vụ trong bộ máy chính phủ. Vì vậy. nó làm thay đổi cách thức vận hành của bộ máy chính phủ và tất cả các yếu tố liên quan khác. Đây là nội dung quan trọng nhất khi xây dựng chính phủ số.
Từ chính phủ điện tử tới chính phủ số
Về mặt bản chất, xét theo quan điểm Kiến trúc tổng thể (Enterprise Architechture – EA), đó là việc xây dựng Kiến trúc tổng thể của CPS với điểm khởi đầu là CPĐT ở trạng thái hiện tại. Sự khác biệt lớn nhất giữa CPS và CPĐT nằm ở phương thức hoạt động của bộ máy chính phủ. CPĐT hoạt động theo phương thức tự động hóa các quy trình nghiệp vụ quản lý nhà nước còn CPS hoạt động theo phương thức thông minh hóa các quy trình đó. Vì vậy, EA của chính phủ số phải thể hiện được các bước chuyển đổi từ tự động hóa sang thông minh hóa trong bộ máy chính phủ.
Phác thảo đề xuất EA của chính phủ số VN đến 2030
Nhiệm vụ trọng tâm của quá trình chuyển đổi từ CPĐT sang CPS là chuyển đổi kiến trúc nghiệp vụ và kiến trúc dữ liệu. Với kiến trúc nghiệp vụ: Từ quy trình nghiệp vụ quy định theo chức năng sang hệ thống quy trình nghiệp vụ tổng thể, thống nhất trong toàn bộ máy chính phủ (mọi hoạt động của từng cơ quan chức năng đều gắn kết chặt chẽ với các hoạt nghiệp vụ khác của chính phủ trong một tổng thể thống nhất). Với kiến trúc dữ liệu: Từ dữ liệu phân tán sang dữ liệu thống nhất phi tập trung, từ dữ liệu “của riêng” sang dữ liệu “của chung”, từ dữ liệu “chết” (thời gian trễ) sang dữ liệu “sống” (thời gian thực),… Trong cơ chế thông minh hóa, dữ liệu được xử lý lập tức ngay khi xuất hiện bởi quy trình nghiệp vụ được thiết kế dựa trên các CPS (cyber physical system) tại từng cơ quan chính phủ. Vì thế, tất cả các kiến trúc còn lại (ứng dụng, công nghệ, an toàn thông tin) đều “bị cuốn theo” để đáp ứng yêu cầu mà kiến trúc nghiệp vụ và kiến trúc dữ liệu của CPS đặt ra.
Chính phủ luôn trong trạng thái hoạt động nên không thể “tạm dừng” phương thức đang hoạt động để nghiên cứu, thay thế bằng một phương thức hoạt động khác mà quá trình chuyển đổi này phải diễn ra một cách tự nhiên, mềm dẻo và linh hoạt, vừa duy trì cái cũ vẫn đang hoạt động ổn định, vừa tiếp nhận, áp dụng cái mới có nhiều công dụng hơn, hiệu quả hơn hẳn.
Có một câu hỏi vui là “Vậy, chính phủ số cách chính phủ điện tử bao xa?”. Câu trả lời rất đơn giản: Chúng cách nhau một cuộc cách mạng – cuộc cách mạng về thể chế.
Tạm kết
Từ phân tích dựa trên thực tế đó có thể đi đến khẳng định rằng, việc hoàn thiện CPĐT với Khung kiến trúc tổng thể CPĐT phiên bản 3.0 là quan trọng nhưng xây dựng Khung kiến trúc tổng thể CPS với điểm xuất phát là CPĐT hiện nay mới là việc cấp bách. Càng thực hiện nhanh thì cơ hội thay đổi, phát triển càng lớn vì đó là chỗ dựa để phát triển mạnh mẽ kinh tế số, xã hội số ở nước ta.
Tháng 3/2023, tỉnh Tây Ninh là tỉnh đầu tiên ra mắt Zalo mini app phục vụ người dân. Chỉ 9 tháng sau đó, đã có 12/63 tỉnh thành trên cả nước lựa chọn Zalo mini app như một công cụ chuyển đổi số trong hành chính và hướng đến người dân.
Đề bài của Kalapa Challenge 2023 dành cho thí sinh năm nay là đưa ra các giải pháp mới cho y học nhằm cải thiện quá trình chuẩn đoán, điều trị bệnh đồng thời cung cấp một giải pháp hiệu quả trong việc quản lý và chuyển đổi văn bản viết tay.
Visa vừa khép lại Chương trình Đào tạo Kỹ năng Quản lý Tài chính 2023 phối hợp cùng Ủy ban Dân tộc. Chương trình đánh dấu bước tiến quan trọng trong cam kết của Visa hướng tới nâng cao hiểu biết về tài chính và kinh doanh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh Việt Nam.
Ngày 21/12, tại Diễn đàn Giám đốc Công nghệ Thông tin IBM – IBM Vietnam CIO Forum 2023 tại Đà Nẵng, IBM đã nhấn mạnh cam kết giúp đỡ chính phủ và doanh nghiệp tại Việt Nam khai thác sức mạnh trí tuệ nhân tạo (AI), đám mây lai và công nghệ bảo mật để thúc đẩy khả năng cạnh tranh cũng như nâng cao năng suất ở cấp độ doanh nghiệp và quốc gia.
Sau 2 tháng triển khai, Zalo mini app “Đồng Nai Smart” đã có hơn 200.000 người dân truy cập sử dụng, trong đó có đến 141.120 người dùng trên 45 tuổi.
Theo thống kê của Zalo, tính đến tháng 12/2023, có 15.349 tài khoản Zalo OA được tạo bởi các cơ quan Nhà nước (CQNN), dịch vụ công, tăng 54% so với năm 2022.
Ngày 18/12/2023, Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) và Công ty QuadGen Wireless Solutions Pvt Ltd. (QuadGen) đã tổ chức sự kiện Chuyển giao Hệ thống 5G Private do Viettel nghiên cứu, chế tạo, cung cấp cho QuadGen, chỉ sau 5 tháng ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ tại thị trường Ấn Độ.
16/12/2023, tại Zalo AI Summit 2023, mô hình ngôn ngữ lớn (Large Language Model – LLM) của Zalo AI đã có màn chào sân thú vị thông qua thử thách chơi game Kahoot cùng với 4 mô hình ngôn ngữ lớn khác hiện hành.
Đó là khẳng định của Chủ tịch Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tại Tuần lễ Chuyển đổi số Huế 2023 đang diễn ra từ ngày 14-15/12 với chủ đề “Kiến tạo dữ liệu số – thúc đẩy liên kết vùng”.
Nghiên cứu mới của Kaspersky cho thấy có hơn 77% các doanh nghiệp ở Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đã gặp phải ít nhất một sự cố an ninh mạng trong hai năm qua. Theo đó, có đến 24% người tham gia khảo sát cho rằng một trong những nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp thường xuyên bị tấn công mạng là do thiếu hụt nhân sự bảo mật CNTT có chuyên môn cao. Thuê ngoài dịch vụ được xem là giải pháp tối ưu cho sự thiếu hụt về công cụ và nhân sự bảo mật.