Visa và Quỹ Visa Foundation đưa ra các thông báo liên quan đến cam kết tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (SMBs) trong các nền kinh tế thuộc APEC và trên toàn cầu.
Đầu tiên, Quỹ Visa Foundation cam kết 100 triệu USD hỗ trợ SMBs thiếu nguồn lực và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại các nền kinh tế APEC trong vòng 5 năm. Visa cũng công bố đã vượt qua mục tiêu 3 năm (trước tháng 6/2023) trong việc thúc đẩy số hóa cho hơn 50 triệu SMBs, với gần 67 triệu SMBs ở thời điểm hiện tại. Để tăng cường hỗ trợ cho SMBs, Visa đã phát triển một sáng kiến mới nhằm thúc đẩy số hóa SMB tại Hoa Kỳ và các nền kinh tế đang phát triển, bước đầu tập trung vào các nền kinh tế APEC bao gồm Indonesia, Mexico, Peru, Philippines và Việt Nam. Visa và quỹ Visa Foundation đưa ra những thông báo này trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC CEO Summit do Hoa Kỳ tổ chức tại thành phố San Francisco.
Các doanh nghiệp nhỏ đóng vai trò quan trọng, như “nhịp tim” của nền kinh tế toàn cầu cũng như địa phương, chiếm khoảng 90% số doanh nghiệp và hơn 50% lực lượng lao động trên toàn thế giới. Để tăng cường khả năng tiếp cận SMBs thiếu nguồn lực và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại các nền kinh tế APEC, Quỹ Visa Foundation cam kết cung cấp 100 triệu USD trong vòng 5 năm nhằm thúc đẩy tài chính kỹ thuật số, khuyến khích tạo việc làm và tăng khả năng tiếp cận vốn để phát triển kinh tế. Thông qua cam kết này, Quỹ Visa Foundation sẽ hợp tác với đối tác địa phương, tạo các cơ hội việc làm cho cộng đồng yếu thế.
Đồng thời, mục tiêu dài hạn của Visa đã giúp nhiều SMBs đáp ứng đa dạng các nhu cầu thanh toán trong hệ sinh thái thương mại ngày càng năng động hơn. Visa tập trung vào việc số hóa nhiều phương thức thanh toán cho khách hàng, trong thanh toán cho vật tư, hàng hóa và dịch vụ cũng như cung cấp khả năng tiếp cận các kỹ năng tài chính thông qua đào tạo và giáo dục. Trong số gần 67 triệu SMBs mà Visa đã đồng hành, ước tính có tới 29,6 triệu SMBs đến từ các nền kinh tế trong khu vực APEC, bao gồm 10,9 triệu SMBs do phụ nữ làm chủ.
Visa đang ưu tiên các nền kinh tế thuộc APEC có nhu cầu phát triển kỹ thuật số rõ rệt, bao gồm Indonesia, Mexico, Peru, Philippines và Việt Nam. Tại các nền kinh tế mà Visa tập trung thúc đẩy, tiền mặt vẫn chiếm phần lớn trong phương thức mua bán của doanh nghiệp và cá nhân, và phần lớn người dùng chưa có nhiều khả năng tiếp cận với thanh toán kỹ thuật số.
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa tại Việt Nam và Lào cho biết: “Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là trọng tâm của nền kinh tế đang phát triển tại Việt Nam và Visa tự hào đồng hành phát triển thông qua việc ứng dụng thanh toán kỹ thuật số an toàn và tiện lợi. Với cam kết dài dạn, Visa sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp tài chính và thanh toán đổi mới và sáng tạo, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn”.
Visa đã đồng hành cùng nhiều chương trình hỗ trợ cho SMBs tại Việt Nam. Trong năm 2023, Visa đã triển khai Chương trình Tăng tốc SMB (SMB Accelerator Program) và hỗ trợ 20.000 SMBs và đối tác. Các sáng kiến mở rộng chương trình này nhằm đẩy nhanh sự phát triển cho SMBs cũng sẽ tập trung vào việc thiết lập mối quan hệ đối tác rộng lớn với các đơn vị trong hệ sinh thái nhằm phục vụ những nhà bán hàng nhỏ hơn và triển khai giải pháp nhanh chóng cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Mới đây, Phần mềm Quản lý Kinh doanh tập trung Callio chính thức ra mắt tính năng chat bán hàng đa kênh, giúp người bán giám sát kinh doanh 24/7, khi có thể chat – gọi điện – tạo đơn trên một giao diện duy nhất.
Từ năm 1996, nhà máy sản xuất đầu tiên của AQUA đã có mặt tại Việt Nam. Với sự lớn mạnh của thương hiệu và thay đổi nhanh chóng của thị trường điện tử gia dụng, AQUA Việt Nam sẽ đưa Smart Line – hệ thống dây chuyền sản xuất thông minh vào hoạt động.
Chỉ trong ngày 11.11, Shopee ghi nhận doanh thu toàn cầu đạt kỷ lục 1 tỷ USD. Riêng tại Việt Nam, doanh nghiệp ghi nhận số sản phẩm bán ra qua kênh Shopee Live tăng gấp 44 lần trong ngày 11.11, thu hút 603 triệu lượt xem xuyên suốt sự kiện siêu sale, và giúp người dùng tiết kiệm hơn 1 nghìn tỷ đồng.
Zalo mini app của các cơ quan Nhà nước (CQNN) đang giúp hơn 3,5 triệu người dùng Zalo của 8 tỉnh/thành trên cả nước tiếp cận dịch vụ công và thủ tục hành chính (TTHC) dễ dàng, nhanh chóng. Các tính năng “được lòng” người dân ấy là gì?
ZaloPay và Gojek chính thức công bố hợp tác. Theo đó, hiện nay, người dùng có thể thanh toán bằng ZaloPay cho dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến (GoFood), các dịch vụ khác trên ứng dụng Gojek như dịch vụ vận chuyển (gọi xe hai bánh GoRide, xe bốn bánh GoCar) và giao hàng (GoSend) triển khai từ đầu năm 2024.
Tính năng Cập nhật Tài khoản Visa cung cấp thông tin xác thực giúp đơn vị bán hàng tăng cường hiệu suất hoạt động, tăng tỷ lệ giao dịch thành công, giúp khách hàng không cần cập nhật thông tin thẻ tín dụng trên nhiều nền tảng khác nhau như trước đây.
Mở cổng thi đấu chưa đầy 1 tuần, đấu trường trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam đã thu hút hơn 700 đội thi.
Publicis Sapient cho rằng những lợi thế chiến lược trong việc áp dụng các mô hình cùng tồn tại (core coexistence model) để triển khai cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho tương lai của các tổ chức tài chính ở Việt Nam.
AI Day 2023 sẽ tập trung vào 4 chủ đề lớn, có tính ứng dụng cao bao gồm: “Tương lai của mô hình ngôn ngữ lớn” (Large Language Models – LLMs), “Tác động không tưởng của trí tuệ tạo sinh GenAI vào cuộc sống”, “Những thách thức trong phát triển trí tuệ nhân tạo thế hệ mới” và “Cơ hội phát triển kinh tế kinh doanh với GenAI”.
Từ tháng 11/2023, Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) – một thành viên của Tập đoàn Viettel sẽ cung cấp dịch vụ thu phí tự động ePass tại trạm thu phí tuyến đường từ Thành phố Lào Cai đến thị xã Sa Pa, giúp tiết kiệm ¼ thời gian di chuyển so với trước đây.