Đó là khẳng định của ông Amit Suxena, Giám đốc Kinh doanh Ứng dụng, khu vực Đông Nam Á và Nam Á, tập đoàn Oracle khi nhấn mạnh vai trò của các ứng dụng hiện đại trên điện toán đám mây quyết định đến sự thành công trong doanh nghiệp tại sự kiện Oracle OpenWorld diễn ra ở Việt Nam đầu tháng 11/2016. Thế Giới Số online đã có cuộc phỏng vấn ông Amit Suxena về những lợi ích này.
Ông Amit Suxena, Giám đốc Kinh doanh Ứng dụng, khu vực Đông Nam Á và Nam Á, tập đoàn Oracle.
Thưa ông Amit Suxena, Phần mềm như một dịch vụ (SaaS) trên môi trường điện toán đám mây trong tất cả các ứng dụng của doanh nghiệp đang là xu hướng tất yếu của ngày hôm nay. Theo ông, đâu là những ưu điểm nổi bật của SaaS?
Sử dụng phần mềm như một dịch vụ SaaS đối với doanh nghiệp không chỉ là chiến lược đổi mới mẫu mã, đó thực sự là một cuộc “thay máu” giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều khoản chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì các ứng dụng cũng như hạ tầng đã được xây dựng sẵn từ trước, doanh nghiệp không phải tốn khoản ngân sách đầu tư ban đầu, mà chỉ cần đi thuê, sử dụng và trả chi phí sử dụng hàng tháng theo nhu cầu doanh nghiệp mình. Nếu trước đây, những phần mềm đóng gói vài năm mới được nâng cấp lên phiên bản cải tiến thì nay với SaaS, phần mềm sẽ tự động được nâng cấp mỗi năm có khi đến vài lần. Sản phẩm theo đó cũng nhanh chóng được tích hợp nhiều công nghệ vượt trội, dữ liệu chuyên sâu cũng như khả năng phản hồi tức thì. Và quan trọng hơn, sản phẩm có thể được thêm vào tính năng theo yêu cầu của doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp có thể cắt giảm ngay khi không muốn tiếp tục sử dụng.
Hơn nữa, do Oracle thiết kế các giải pháp ứng dụng có thể dễ dàng thiết lập theo nhu cầu, vì vậy doanh nghiệp không cần phải mất thời gian và công sức chỉnh sửa lại từng chút một. Với nền tảng điện toán đám mây, doanh nghiệp không cần mua các hệ thống phần cứng, mạng lưới kết nối hay trả lương cho các chuyên viên bảo trì CNTT, bởi Oracle sẽ tự động hỗ trợ quy trình này cho khách hàng. Do vậy, nếu nhìn vào chi phí đầu tư cho quyền sở hữu ứng dụng, ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây tiết kiệm hơn rất nhiều so với sở hữu các hệ thống cố định hiện hành.
So với các đối thủ đang cung cấp trên thị trường, các giải pháp của Oracle có lợi thế gì khác?
Hiện nay, có thể chia điện toán đám mây ra thành 3 tầng cơ bản, là Phần mềm như một dịch vụ (SaaS), Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS), và Nền tảng như một dịch vụ (PaaS). Những công ty công nghệ có khả năng cung cấp danh mục sản phẩm/dịch vụ trên cả 3 tầng điện toán đám mây hiện không nhiều, ngoài Oracle chỉ có thêm một vài hãng khác (xin được không nhắc đến). Các nhà cung cấp này có nhiều sản phẩm rất tuyệt vời, nhưng theo tôi họ hầu như chỉ tập trung vào IaaS. Tức họ chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng để sử dụng, còn doanh nghiệp vẫn phải sở hữu sẵn những ứng dụng riêng (như ứng dụng Trải nghiệm Khách hàng – CX hay ứng dụng Quản lý Nhân sự – HR) và tự triển khai chúng trên hệ thống của mình.
Vì vậy nếu nhìn vào hệ thống danh mục sản phẩm toàn diện của Oracle trên cả 3 tầng điện toán đám mây, với hàng loạt giải pháp cho mọi mục đích – từ Quản trị Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP), Trải nghiệm khách hàng CX, Quản lý chuỗi cung ứng (SCM), Quản lý hiệu suất doanh nghiệp (EPM), đến Quản trị nguồn nhân lực (HCM)… có thể nói Oracle hiện đang nắm vị trí dẫn đầu.
Có phải đó chính là chiến lược phát triển điện toán đám mây độc nhất mà Oracle đang hướng đến?
Đúng như vậy. Chúng tôi nhận thấy phần lớn tải công việc hiện vẫn chưa được di chuyển lên nền tảng điện toán đám mây (dưới 10%), vì vậy Oracle đặc biệt xác định tập trung hỗ trợ quá trình chuyển đổi của khách hàng. Trong khi những nhà cung cấp khác chỉ cung cấp một giải pháp kết nối lên điện toán đám mây duy nhất, Oracle đang dần xây dựng một cầu nối xuyên suốt hỗ trợ toàn bộ quá trình di chuyển lên điện toán đám mây và tương thích với mọi giai đoạn khởi đầu tùy ý. Điểm khác biệt lớn nhất của chúng tôi là khả năng tương thích trực thuộc và trên mọi tầng điện toán đám mây. Oracle hỗ trợ mọi tải công việc, mọi lập trình viên, và mọi loại dữ liệu, đồng thời cung cấp nhiều lựa chọn triển khai – đám mây lai, công cộng hoặc riêng tư, kết nối mọi ứng dụng và mô hình kinh doanh.
Chiến lược Oracle đồng bộ công nghệ của các giải pháp SaaS/PaaS/IaaS thống nhất trên cả nền tảng điện toán đám mây và hệ thống cố định giúp khách hàng tùy ý lựa chọn phương thức triển khai, với nhiều quyền kiểm soát và tốc độ trễ mạng ngắn hơn. Chúng tôi cũng cung cấp khả năng chuyển đổi những tải công việc trên điện toán đám mây của Oracle, hoặc thậm chí không của Oracle từ hệ thống cố định hiện hành lên nền tảng điện toán đám mây một cách đơn giản và dễ dàng. Chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ chuyển đổi lên điện toán đám mây, mà còn giúp khách hàng xây dựng, triển khai, quản lý và hỗ trợ môi trường vận hành của doanh nghiệp.
Dù vẫn biết lợi ích của việc “lên mây”, song nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn mang tâm lý ngại chuyển đổi, phần vì lo ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày, đội ngũ kỹ thuật chưa sẵn sàng, phần chưa an tâm về bảo mật dữ liệu. Oracle có giải pháp gì tháo bỏ rào cản tâm lý này?
Như tôi đã nói, ưu điểm rõ nhất của các ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây là tính đơn giản trong việc sử dụng và sự tiện lợi trong việc bảo trì. Hơn nữa, thời gian chính thức triển khai các ứng dụng vào hệ thống của doanh nghiệp rất ngắn, từ việc lựa chọn, ký kết hợp đồng, tới quá trình triển khai chỉ diễn ra trong vài tháng. Doanh nghiệp cũng không cần lo lắng về việc ứng dụng trở nên lỗi thời hay không còn phù hợp với xu hướng, mà chỉ nên tập trung hoàn toàn vào việc kinh doanh của mình, bởi các ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây của Oracle đều được tự động cập nhật với phiên bản mới nhất cùng các tính năng bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Nếu là một ngân hàng, doanh nghiệp đó nên chỉ cần tập trung vào các vấn đề liên quan đến ngân hàng, còn mọi hoạt động xoay quanh CNTT hay ứng dụng chuyên nghiệp cho hệ thống vận hành nên để cho chúng tôi lo và hỗ trợ toàn bộ.
Vả lại, một trong những điểm ưu việt Oracle đang cung cấp cho khách hàng là chiến lược vận hành song song. Với tính năng này, doanh nghiệp có thể sở hữu một hệ thống cố định hiện hành, cùng nhiều ứng dụng từ một bên thứ ba nào đó, mà vẫn có thể dần dần chuyển đổi lên điện toán đám mây. Nhờ hệ thống kết nối chuyên dụng, Oracle giúp doanh nghiệp liên kết và tích hợp những ứng dụng nhất định lên nền tảng điện toán đám mây. Nói cách khác, doanh nghiệp không cần phải chuyển đổi toàn bộ hệ thống CNTT của mình ngay tức khắc, thay vào đó có thể lựa chọn phương thức vận hành phù hợp với tình hình doanh nghiệp của mình.
Những giải pháp của Oracle thường ứng dụng nhiều trong quy mô doanh nghiệp lớn. Liệu các sản phẩm ứng dụng trên điện toán đám mây của Oracle có phù hợp cho các công ty nhỏ hoặc vừa khởi nghiệp (start-up)?
Giải pháp của chúng tôi phù hợp với mọi kích cỡ doanh nghiệp, kể cả những công ty nhỏ vừa khởi nghiệp. Đó cũng là một thế mạnh nữa của điện toán đám mây, vì có thể nghiên cứu, thiết kế một cách rất chi tiết để phù hợp cho mọi nhu cầu. Nhờ đó, Oracle đã sáng chế và phát triển các ứng dụng Dung hợp (Oracle Fusion) trong suốt 10 năm qua. Đây là một nền tảng dung hợp mọi ứng dụng thích hợp cho những doanh nghiệp nhỏ, hay vừa khởi nghiệp – dịch vụ này vừa đơn giản, triển khai nhanh chóng.
Xin cảm ơn ông!
Bạch Đông (thực hiện)
Báo cáo nghiên cứu Hiện trạng Đám mây 2016 ((The State of the Cloud 2016 research) của VMware cho thấy, khu vực ASEAN đang đối mặt với mức độ phân tán CNTT cao nhất so với thế giới, ít nhất 80% người được khảo sát đồng ý rằng việc mua sắm và quản lý các tài nguyên CNTT là hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của bộ phận CNTT.
Ngày 2/11/2016, tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác Cisco dành cho các đối tác, Cisco đã giới thiệu phương thức tiếp cận mới với an ninh điểm cuối đang chuyển đổi thị trường.
Western Digital vừa công bố ra mắt ổ cứng thể rắn (SSD) WD Blue và WD Green, những sản phẩm SSD sử dụng giao tiếp SATA dành cho người dùng cá nhân. Như màu sắc của mình, các ổ cứng này chú trọng ở tiết kiệm điện năng và có hiệu suất cao, bền bỉ.
Ngày 28/10/2016, đoàn cán bộ, nhân viên của Vietnamobile đã tổ chức chuyến thăm và có nhiều hoạt động hỗ trợ, chia sẻ với người dân vùng rốn lũ lụt Quảng Bình.
Trên thực tế, chỉ 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam xây dựng website riêng để quảng bá kinh doanh và 70% số website này lại khó có thể truy cập được bằng điện thoại di động.
Ngày 28/10/2016, tại Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC), Liên minh các doanh nghiệp gia công CNTT Việt Nam (VNITO Alliance) cùng tổ chức phi lợi nhuận JASIPA Nhật Bản (Japan Information Service Innovation Partners Association) đã tiến hành ký kết Bản Ghi nhớ Hợp tác (MOU) và thực hiện chương trình tiếp xúc giao thương trực tiếp giữa các doanh nghiệp Việt – Nhật.
Theo công bố từ website chính thức của Giải thường Kinh doanh Quốc tế 2016 (International Business Awards – IBA Stevie Awards), Metfone, Bitel và Lumitel (thương hiệu của Viettel tại Campuchia, Peru và Burundi) vinh dự đạt giải tại 4 hạng mục, lập kỷ lục nhiều danh hiệu nhất của Viettel trong khuôn khổ một giải thưởng quốc tế.
Dòng sản phẩm Max-Stream MU-MIMO của Linksys đã được mở rộng với các dòng sản phẩm đầu tiên trên thế giới bao gồm Router Wi-Fi, bộ tiếp sóng và USB adapter cho phép mạng Wi-Fi gia đình và doanh nghiệp được truyền tải với tốc độ và chất lượng đảm bảo.
Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Vietnamobile gửi tới tất cả các khách hàng của mình món quà 50.000 đồng sử dụng gọi và nhắn tin nội mạng, hoặc 100MB dữ liệu.
Modem Snapdragon X50 5G của Qualcomm hỗ trợ triển khai và thử nghiệm thực tế 5G sớm, đây là giải pháp vi xử lý modem 5G thương mại đầu tiên trên thế giới.