Hành trình 30 năm của Qualcomm

Ngày 18/8/2015 tại TPHCM, nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Qualcomm, ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm tại Việt Nam, Lào và Campuchia đã có buổi chia sẻ thú vị về hành trình 30 năm của hãng dẫn đầu công nghệ di động này.

Hành trình 30 năm của Qualcomm - AnhNam
Ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm tại Việt Nam, Lào và Campuchia.


Tiên phong công nghệ

Qualcomm được thành lập năm 1985 bởi 7 sáng lập viên, trong đó có hai người quan trọng nhất là hai giáo sư tiến sĩ Irwin Jacobs và Andrew Viterbi, cả hai đều cựu sinh viên trường MIT – ngôi trường nổi tiếng về ngành công nghệ, đặc biệt là viễn thông kỹ thuật số. Jacobs và Viterbi đều đã là giáo sư tiến sĩ, những người sáng lập cũng đều là chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông số khi thành lập Qualcomm. Tên gọi Qualcomm là sự kết hợp giữa hai từ Quality và Communication.

Cuối thập niên 50, viễn thông số chỉ được dùng trong hai ngành vũ trụ và trong quân đội. Vì khi NASA gửi tín hiệu lên mặt trăng hoặc sao hỏa, tín hiệu analog không thể trao đổi thông tin vì quá xa, và vệ tinh không thể mang ăng-ten lớn theo mình, nên phải dùng thuật toán của viễn thông số. Đối với quân đội, đó là giải pháp đặc biệt trong việc chống nhiễu. Hai sáng lập viên của Qualcomm hỗ trợ cho NASA rất nhiều khi chuyển hình ảnh từ mặt trăng về, dùng thuật toán do Viterbi sáng lập. Lúc đó để mã hóa và giải mã hình ảnh từ mặt trăng về, những chiếc máy tính thực hiện công việc đó có kích cỡ bằng 7-8 chiếc tủ lạnh. Điện thoại 3G, 4G ngày nay có tốc độ cao hơn gấp nghìn lần và chỉ nằm trong tay chúng ta cũng là một phát minh từ Qualcomm.

Sau 30 năm, hiện nay Qualcomm có khoảng 31.000 kỹ sư, trong đó 2/3 nhân viên thuộc nhóm R&D, và khoảng 200 văn phòng trên toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, Qualcomm có hai văn phòng ở Hà Nội và TPHCM. Doanh thu của hãng năm 2014 đạt 26.5 tỷ USD, trong đó khoảng 860 triệu chip cho các thiết bị di động đã được cung cấp ra toàn cầu. Hiện Qualcomm có 3 mảng kinh doanh chính: chipset (tức các chip Snapdragon đang được dùng trong những thiết bị điện thoại, tablet và các thiết bị nhúng khác); thứ hai là licensing, cung cấp phát minh của Qualcomm cho các nhà sản xuất thiết bị sử dụng và phát triển các thiết bị di động; và thứ ba là mảng về các ngành kinh doanh mới Internet of Everything, ứng dụng trong ôtô, y tế, dự án nhà thông minh, các thiết bị tính toán di động, thành phố thông minh…

Trong 30 năm phát triển, Qualcomm đã đầu tư 36 tỷ USD vào nghiên cứu phát triên. Cân nhắc giữa việc bỏ ra 1 USD cho nghiên cứu phát triển và 1 USD cho marketing, các lãnh đạo của Qualcomm qua các thế hệ vẫn thích chọn dành cho R&D, vì theo triết lý của Qualcomm đầu tư R&D luôn đem lại những giá trị hữu hình, còn đầu tư cho marketing có thể đem lại những giá trị vô hình.Qualcomm cũng chính là hãng công nghệ đầu tiên thuyết phục các nhà mạng và các nhà sản xuất đưa màn hình LCD lên điện thoại di động. Qualcomm cũng là công ty đầu tiên với chip Snapdragon 800 đưa tính năng video 4K lên smartphone.

Hiện nay, để thực hiện bài toán tăng dữ liệu trên mạng di động tăng gấp nghìn lần, Qualcomm đã đưa ra những tính năng như 4G LTE hay Broadcast cũng như Small Cell để tăng năng lực của các nhà mạng. Công nghệ định vị GPS ban đầu được áp dụng cho dịch vụ gọi 911 ở Mỹ cũng là một gợi ý đưa vào điện thoại của Qualcomm. Chuyển điện thoại sang chế độ máy bay mà không cần phải tắt điện thoại khi đi trên máy bay cũng là một phát minh từ Qualcomm. bdQ là chiếc điện thoại đầu tiên mà Qualcomm hợp tác với Palm có tất cả các tính năng của smartphone. Ông Nam cho biết, ở San Diego hiện có một bảo tàng Qualcomm lưu lại đầy đủ tất cả những công trình này, nếu có dịp ghé qua bạn được sẽ tham quan bảo tàng này.

Sẵn sàng cho thời đại kết nối vạn vật

Với tầm nhìn đến năm 2025 thế giới sẽ có 50 tỷ các thiết bị kết nối với nhau, Qualcomm cho rằng trong thế giới Internet of Everything mô hình kinh doanh phải tăng trưởng được. Vì hiện nay các mạng di động trên thế giới mới phục vụ được 4 tỉ thuê bao, nhưng trong thế giới Internet of Everything, mạng di động phải bảo đảm kết nối được từ 25 đến 50 tỉ thiết bị. Hạ tầng mạng di động trên nền tảng di động theo đó cũng sẽ phải khác với mô hình hiện nay, đó là kết nối với con người.

Đã có sẵn các giải pháp công nghệ về kết nối mạng di động từ những trạm phát sóng lớn 3G, 4G hay Wi-Fi truyền thống, và có kinh nghiệm trong tính toán xử lý, Qualcomm vì thế là một trong những công ty đã sẵn sàng cho cơ hội Internet of Everything. Năm 2015, Internet of Everything trong mảng doanh số của Qualcomm đã đạt khoảng 10% doanh số của bộ phận chipset, tức đã vượt con số 1 tỉ USD. Năm 2014, đã có 115 triệu thiết bị điện tử gia đình thông minh dùng công nghệ của Qualcomm. Về ô tô, Qualcomm có 40 chương trình đang làm việc với các nhà sản xuất ô tô trong mảng giải trí và có 10 triệu ô tô thông minh đang dùng những thiết bị của Qualcomm. 


Từ nay đến năm 2018, sẽ có ít nhất 5 tỉ thiết bị (không phải smartphone) cần những kết nối không dây và năng lực tính toán trong thế giới Internet of Everything. Đây là cơ hội lớn trong ngành di động nói chung và Qualcomm nói riêng. Theo Qualcomm, trong thị trường Internet of Everything, cách làm là phải dựa vào đối tác trong hệ sinh thái và Qualcomm có mô hình mới để thực hiện tầm nhìn này. Điển hình, Qualcomm đã làm việc với hãng xe Mini, dùng công nghệ Snapdragon 805 cho các giải pháp về thực tế ảo, biến một ô tô bình thường thành một ô tô thông minh. Mọi thông tin thu thập được từ camera của xe sẽ được truyền lên kính của người lái cũng như kết nối internet và kết nối bạn bè. Hiện đã có 10 hãng ô tô sử dụng công nghệ này của Qualcomm. 

Về lĩnh vực SmartHome, Qualcomm cũng đã làm việc với Haier – một đối tác nổi tiếng trong ngành điện tử dân dụng để đưa những kết nối cũng như khả năng tính toán vào các thiết bị trong gia đình, hoặc với đối tác LiFX để đưa ra giải pháp cho các bóng đèn thông minh… Qualcomm cũng đồng thời sản xuất bo mạch – một sản phẩm mới nhất ứng dụng trong máy giặt đã được Qualcomm giới thiệu. Tương tự trong Smart City, Qualcomm đã có các dự án hợp tác lớn với thành phố New York. Và với xu hướng đô thị hóa, nông thôn tiến ra thành thị ngày càng rõ nét, các nhu cầu trong các xử lý điện, nước cũng cần nhớ đến sự quản lý của công nghệ.

Xây dựng hệ sinh thái 4G tại Việt Nam

Nói về chiến lược Qualcomm tại Việt Nam, ông Nam cho biết đó là tham gia vào việc triển khai 4G và khẳng định công nghệ 4G sẽ góp phần tạo nên động lực mới cho nền kinh tế của đất nước. Ông Nam phân tích, lợi ích triển khai 4G đối với các nhà mạng rất lớn, vì công nghệ này mang lại trải nghiệm mới cho người dùng bởi tốc độ truyền tải dữ liệu cao (tốc độ download gấp từ 10 đến 20 lần so với 3G). Khi khách hàng chuyển từ 3G lên 4G, lượng dữ liệu tăng lên rất nhiều, như vậy sẽ mang lại doanh thu cho nhà mạng nhiều. Thứ hai, giá thành của một gigabye, một megabyte dữ liệu trên mạng 4G đối với nhà mạng của 4G thấp hơn 3G, do đó nếu chúng ta bán cho khách hàng thì lợi nhuận nhà mạng khi dùng 4G sẽ cao hơn 3G. Ngoài việc tạo cú hích mạnh cho ngành viễn thông phát triển, tất cả các đối tác nằm trong mảng di động cũng đều hưởng lợi khi 4G được triển khai tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Qualcomm sẽ nỗ lực để có giá tốt nhất cho những dòng điện thoại sử dụng chip Qualcomm bán ở thị trường Việt Nam, tiếp tục hỗ trợ các công ty sản xuất thiết bị di động trong nước, và tạo hệ sinh thái các ứng dụng trên môi trường di động 4G.

Ô Lâu


 

Ổ cứng WD Black được nâng lên 6 TB

WD® đã thông báo nâng cấp dung lượng dòng ổ cứng WD Black lên đến 6 TB, đáp ứng nhu cầu game thủ và chuyên gia trong các lĩnh vực yêu cầu hệ thống máy tính cấu hình mạnh.

Đầu tư thấp, hiệu quả vẫn cao

Không chỉ những doanh nghiệp lớn mới đủ nguồn lực để đầu tư các hệ thống CNTT hiện đại, mà cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có được giải pháp tốt với chi phí đầu tư thấp, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu kinh doanh.

MediaTek giới thiệu chip lõi 10 nhiều cải tiến tại Mobiistar Techforum 2015

Mobiistar Techforum là diễn đàn công nghệ diễn ra hàng năm, suốt 3 năm tổ chức gần đây, diễn đàn luôn có mặt đại diện của nhà sản xuất chip MediaTek. Lần này, MediTek đã giới thiệu dòng chip Helio X10 và X20 10 lõi của hãng.

Hạ tầng ảo hóa máy trạm: giải pháp tối ưu của doanh nghiệp

Ngày nay mọi hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đều phụ thuộc rất nhiều vào hạ tầng CNTT. Việc này dẫn đến những thách thức to lớn cho các nhà quản trị hệ thống CNTT trong việc triển khai, vận hành hệ thống mạng và máy tính.

Schneider Electric giới thiệu giải pháp tối ưu hoá năng lượng cho trung tâm dữ liệu

Ngày 6/8/2015 tại Hà Nội hãng Schneider Electric đã giới thiệu giải pháp “Hạ tầng tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả Trung Tâm Dữ Liệu”.

Gói CSM ra mắt phiên bản mới vào giữa tháng 8

Sau hơn 06 tháng nâng cấp và tối ưu hóa, giữa 8/2015 CSM sẽ bắt đầu xuất xưởng phiên bản mới của từng phần mềm gồm CSM Boot, CSM Click và CSM Billing. Các phần mềm này sẽ dễ sử dụng, chủ động quản lý, nhiều tiện ích cho khách thuê máy và đặc biệt đáp ứng được nhu cầu của các phòng máy quy mô lớn hơn.

Họp mặt cộng đồng người dùng VMware tại Việt Nam

Ngày 30/7/2015, cộng đồng người dùng VMware (VMware User Group – VMUG) tại Việt Nam đã có buổi gặp mặt để cập nhật những xu hướng công nghệ ảo hóa mới, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng các giải pháp của VMware trong doanh nghiệp.

ME Corp đạt 33 triệu người dùng trên di động

Tính đến tháng 7/2015, công ty hoạt động trong lĩnh vực phát triển dịch vụ cung cấp nội dung số trên nền tảng di động Me Corp cho biết đã có số người dùng chạm mốc 33 triệu cũng như có doanh thu hàng đầu ở thị phần này. Có mặt ở sự kiện lớn – triển lãm công nghệ thông tin và giải trí điện tử thường niên ChinaJoy 2015, Me Corp mong muốn sự phát triển lớn hơn.

Viettel Tanzania được vinh danh Dự án đầu tư tốt nhất

Với dự án đầu tư của Viettel tại Tanzania, cục Xúc tiến Đầu tư nước này đã giành giải “Dự án đầu tư tốt nhất năm 2014 của khu vực Đông, Tây và Trung Phi”.

Huawei đạt doanh thu 28,33 tỉ USD nửa đầu năm 2015

Doanh thu bán hàng của Huawei nửa đầu năm 2015 đạt 175,9 tỉ CNY (tương đương khoảng 28,33 tỉ USD), tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.