Hội nghị phát triển gia công CNTT Việt Nam (Vietnam IT Outsourcing Conference - VNITO 2015) với sự tham gia dự kiến của 150 công ty đa quốc gia, 200 doanh nghiệp gia công CNTT sẽ diễn ra từ 14-16/10/2015 tại TP.HCM.
Họp báo công bố Hội nghị VNITO ngày 4/6/2015.
Theo báo cáo năm 2015 do Tholons – tổ chức quốc tế hàng đầu chuyên tư vấn đánh giá xếp hạng về outsourcing – TPHCM (hạng 18) và Hà Nội (hạng 20) đều lọt vào Top 100 địa điểm hấp dẫn hàng đầu về gia công CNTT (ITO). Đồng thời, theo báo cáo mới nhất của Cushman & Wakefield (C&W) năm 2015, Việt Nam lần đầu tiên đạt vị trí số một trong các điểm đến hấp dẫn về dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp (BPO) trên toàn thế giới.
Lý giải cho những thành quả này, ông Lâm Nguyễn Hải Long, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên Phần mềm Quang Trung nhận định – Việt Nam có 5 thế mạnh tạo nên sức hút về gia công CNTT trên thị trường toàn cầu. Một là cộng đồng doanh nghiệp công nghệ cao Châu Á đã chọn Việt Nam là điểm đầu tư lâu dài, trong đó có Intel, Samsung, LG, Renesas, Foxcon, Fujitsu, Canon, Panasonic đã đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam; HP, CSC, Alcatel-Lucent, Cisco, Avaya, NTT, Toshiba, NEC, Panasonic, Sony, Sharp, Hitachi, Boeing, Deutsche Bank đã chuyển phần nghiên cứu và phát triển về Việt Nam. Hai là Việt Nam có nguồn nhân lực kỹ thuật cao dồi dào với trên 40.000 sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ trên 290 trường đại học trên cả nước.Thứ ba,Chính phủ có chính sách khuyến khích đầu tư mạnh mẽ vào các khu công nghệ cao, khu phần mềm; bên cạnh đó là các ưu đãi thuế và chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Thứ tư, giá cả dịch vụ gia công phần mềm tại Việt Nam dù có tăng trong những năm gần đây nhưng vẫn thấp hơn Đông Âu và Ấn Độ. Và cuối cùng, tỉ lệ lạm phát thấp hơn 10% hàng năm là lợi thế so sánh quan trọng của thị trường Việt Nam.
Ông Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch HĐQT công ty TMA nhận định: “Thị trường gia công phần mềm Việt Nam được biết đến như là India + 1, có thể xếp vào top 5 điểm đến về gia công phần mềm hàng đầu thế giới (ngoại trừ Ấn độ) gồm: Trung Quốc, Liên bang Nga, Ba Lan, Achentina và Việt Nam. Trong đó, sức mạnh cạnh tranh của thị trường gia công phần mềm Việt Nam đến từ giá cả và tỉ lệ nhân viên CNTT nhảy việc thấp hơn Ấn Độ (Tỉ lệ nhảy việc CNTT Việt Nam hiện khoảng 15 % trong khi Ấn Độ là 35%). Khả năng đào tạo và thích nghi với công việc của kỹ sư CNTT Việt Nam cũng được đánh giá cao.Những việc cần làm ngay của Việt Nam để phát huy thế mạnh đó là cải tiến đào tạo CNTT cả trong hệ thống giáo dục lẫn tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó là tập trung quảng bá thế mạnh gia công phần mềm của Việt Nam, thu hút các tên tuổi lớn thuê gia công phần mềm tại Việt Nam và mở rộng thị trường chú trọng các nước nói tiếng Anh và thị trường Nhật.
Đây là năm đầu tiên hội nghị VNITO được tổ chức, nhằm xúc tiến quảng bá mạnh mẽ hình ảnh Việt Nam là một điểm đến mới nổi hấp dẫn về Gia công Công nghệ thông tin (ITO). Sự kiện do Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC), Hội Tin học TPHCM (HCA) phối hợp cùng các doanh nghiệp ITO đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam như Global Cybersoft, TMA Solutions, DIGI-TEXX, KMS, LogiGear, LUXOFT, LARION, ISB Viet Nam, IMT Solutions, FPT Software, Harvey Nash phối hợp tổ chức. Đây cũng là hoạt động kết nối giao thương quốc tế lớn nhất từ trước đến nay của ngành gia công CNTT Việt Nam.
Hội nghị VNITO sẽ gồm các bài tham luận có giá trị thực tiễn, chia sẻ thông tin về xu hướng gia công toàn cầu và các cơ hội cho Việt Nam; Làm thế nào để các doanh nghiệp gia công phần mềm hòa nhập vào xu thế chung?Kế hoạch ngắn và dài hạn nhằm gia tăng vị thế trong chuỗi giá trị của ngành gia công Việt Nam; Đánh giá và đề xuất giải pháp cho nhân lực CNTT, cơ sở vật chất và phương thức đào tạo giúp tận dụng và phát huy lợi thế hiện có của Viêt Nam. Bên cạnh đó là các bài học kinh nghiệm khi gia công phần mềm tại Việt Nam cùng chương trình thăm quan các doanh nghiệp gia công phần mềm hàng đầu.
Ô Lâu
Sản phẩm Bút cảm ứng có thể viết và ký tên trực tiếp lên các thiết bị hiển thị, mô phỏng trực quan và chính xác trải nghiệm sử dụng bút thông thường hàng ngày dành cho Ngành Điện tử Viễn thông vừa được ViewSonic cho ra mắt.
Bắt đầu từ 1/6/2015, công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) sẽ mở cửa làm việc 7 ngày/tuần tại tất cả các chi nhánh và văn phòng giao dịch trên toàn quốc.
Ngày 27/5/2015, Hitachi Data Systems Corporation (HDS), thuộc tập đoàn Hitachi đã giới thiệu cho cộng đồng doanh nghiệp giải pháp hạ tầng CNTT hội tụ được định nghĩa bởi phần mềm, giúp khách hàng đơn giản hóa hệ thống CNTT, giải phóng dữ liệu khỏi phần cứng, dễ dàng tích hợp dịch vụ cũng như khả năng phân tích dữ liệu lớn.
Vào ngày 9/4/2015, tại Rueil-Malmaison (Pháp), Schneider Electric, chuyên gia toàn cầu về quản lý năng lượng, đã hợp tác với tập đoàn SAP của Pháp để thiết kế một trung tâm dữ liệu (TTDL) mới với mức xanh hóa lớn nhất.
Công ty Polycom vừa bổ nhiệm ông Chua I-Pin làm Giám đốc Điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh trên toàn khu vực Đông Nam Á.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố chính thức tăng vốn điều lệ từ 12.294 tỷ đồng lên 14.294 tỷ đồng.
Dự án Game One giúp các chủ phòng game kinh doanh chuyên nghiệp và hiệu quả đã chính thức được giới thiệu ngày 25/4/2015 tại TP.HCM.
Lần đầu tiên tham dự, nhưng DMSpro có tới 3 sản phẩm phần mềm trong gói giải pháp quản lý phân phối, bán hàng dành cho các doanh nghiệp lớn được trao danh hiệu 4 sao tại Sao Khuê 2015.
Lễ công bố và trao giải Sao Khuê đã diễn ra ngày 24/4/2015 tại Hà Nội. Trong tổng số 67 giải thưởng được trao, Viettel có đến 11 phần mềm đạt danh hiệu Sao Khuê 2015.
Sự chuyển dịch số là hiện tượng toàn cầu có tầm ảnh hưởng tới mọi tổ chức và tới từng bộ phận kinh doanh của mỗi tổ chức ấy, đặc biệt trong quản lý nguồn nhân lực. Ngày nay, với những ứng dụng công nghệ trong kinh doanh và truyền thông, một kho dữ liệu quý giá về nhân lực đã được thiết lập. Đó là thông tin về những người lao động có năng lực tốt, thông tin nội bộ về nhân viên, những kỹ năng và năng lực về nhân viên của đối thủ cũng như thị trường nhân lực địa phương.