“Báo cáo toàn cầu về tiền điện tử và Web3” của Consensys vừa công bố cho thấy có sự dịch chuyển mô hình về một nền tảng Internet lấy người dùng và cộng đồng làm trọng tâm, trong đó Việt Nam có thể là quốc gia có quan điểm tiên tiến nhất về việc áp dụng Web3.
Consensys – công ty phần mềm phát triển công nghệ Web3 vừa công bố báo cáo kết quả khảo sát toàn cầu về web3 và tiền điện tử, được tiến hành trực tuyến bởi tập đoàn YouGov, thực hiện thu thập ý kiến từ 15.158 người sinh sống tại 15 quốc gia, từ Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Khảo sát tập trung khai thác các chủ đề về quyền riêng tư dữ liệu, tác động đến môi trường của tiền điện tử, chu kỳ tin tức và sở hữu kỹ thuật số.
Kết quả khảo sát đã phác thảo nên một viễn cảnh khá thuyết phục, khi mà nhận thức về tiền điện tử và Web3 trở nên sâu rộng hơn, các mong muốn về quyền sở hữu kỹ thuật số trở nên mạnh mẽ hơn, kết hợp với niềm tin vào tương lai dẫn dắt bởi tiền điện tử. Trong đó, 92% số đáp viên đều thể hiện sự nhận thức về tiền điện tử. Các đáp viên vốn quen thuộc với lĩnh vực này đã thể hiện niềm tin khi cho rằng tiền điện tử chính là tương lai của tiền tệ (37%) và tương lai của sở hữu kỹ thuật số (31%), vượt qua các câu trả lời có liên quan tới đầu cơ (25%) hoặc lừa đảo (26%).
Mong muốn nhiều quyền sở hữu hơn, 50% số đáp viên tin rằng họ tạo ra giá trị cho Internet, trong khi có tới 67% tin rằng họ nên sở hữu những giá trị mà họ tạo ra cho Internet, chỉ có 38% số đáp viên tin rằng họ được nhận bồi thường xứng đáng với giá trị và sự sáng tạo mà họ đóng góp cho Internet. 83% số đáp viên cho biết họ coi trọng quyền riêng tư dữ liệu, 70% tin rằng họ nên có được một phần lợi nhuận từ công ty thu được lợi từ dữ liệu của họ, và 70% muốn có nhiều quyền kiểm soát hơn về danh tính của mình trên internet.
Kết quả khảo sát cho thấy, công chúng ngày càng mong muốn kiểm soát nhiều hơn đối với danh tính trực tuyến của họ, dữ liệu mà họ chia sẻ, cũng như đòi hỏi chia sẻ lợi nhuận công bằng hơn với những người góp phần xây dựng nền tảng thông qua các đóng góp của công chúng.Trong thế giới mới này, web3 và tiền điện tử tạo nên một mạng lưới ngang hàng và công bằng trên toàn cầu, trao quyền cho cá nhân. Web3 đáp ứng mong muốn của công chúng bằng cách chuyển quyền kiểm soát danh tính từ bên thứ ba sang cho cá nhân, và thiết lập mô thứ mới của việc tạo ra giá trị và xây dựng cộng đồng. Những người tham gia vào hệ sinh thái tiền điện tử và web3, cho dù là dưới hình thức phát triển phần mềm, lưu trữ (stake) các tài sản tiền điện tử, tạo ra hoặc mua NFT, sẽ không chỉ là “người dùng” theo định nghĩa thông thường nữa, họ trở thành người đóng góp trực tiếp, giúp xây dựng cộng đồng và hệ sinh thái tổng thể.
Joe Lubin, nhà sáng lập đồng thời là CEO của Consensys, cho biết: “Cuộc khảo sát đã xác nhận sự xuất hiện của một mô thức đáng tin cậy phi tập trung, trao quyền cho người dùng và cộng đồng. Kỷ nguyên của người xây dựng tương thích với tinh thần của web3, nền tảng cho phép mọi người cùng đóng góp. Consensys định hướng trở thành một người giám sát đáng tin cậy cho cả người xây dựng lẫn các nhà phát triển, hỗ trợ cho việc trao quyền cho cộng đồng và tạo các ảnh hưởng tích cực trên toàn cầu”.
Tuy nhiên khảo sát cũng ghi nhận, có sự khác biệt về nhận thức Web3 giữa các quốc gia. Nigeria (65%) và Argentina (56%) cho thấy động cơ sở hữu tiền điện tử cao nhất nhằm mục đích bảo lưu giá trị bởi sự không ổn định của đồng tiền pháp định tại các quốc gia này. 67% đáp viên ở Nigeria tin rằng họ tạo thêm giá trị cho Internet, trong khi chỉ có 5% đáp viên ở Nhật đồng quan điểm.
Về quyền sở hữu NFT (Non-Fungible Token: Token không thể thay thế), các đáp viên ở Nigeria, Nam Phi và Việt Nam là những người quen thuộc nhất với khái niệm về NFT. Trong số các đáp viên cho biết họ quen thuộc với khái niệm NFT, có 76% đáp viên ở Anh chưa bao giờ sở hữu NFT nào, ở Việt Nam con số này là 24%.
58% đáp viên ở Nigeria, 50% đáp viên ở Nam Phi, và 44% đáp viên ở Mexico cho rằng tương lai của tiền tệ là một trong những khái niệm chính liên quan đến tiền điện tử, trong khi chỉ có 15% đáp viên ở Anh và 17% ở Đức đồng quan điểm. Tại Việt Nam, tiền điện tử được xem là tương lai của tiền tệ và quyền sở hữu kỹ thuật số, và được xem là giải pháp thay thế cho hệ sinh thái tài chính truyền thống.
Các đáp viên ở Mỹ (19%) và Vương Quốc Anh (20%) lo ngại nhiều hơn về các vụ lừa đảo so với Nhật và Hàn Quốc (12% ở mỗi quốc gia). Trong khi 57% đáp viên ở Brazil cho rằng tiền điện tử là công nghệ thân thiện với môi trường và chỉ có 25% đáp viên ở Pháp đồng quan điểm.
Riêng tại Việt Nam, báo cáo nhấn mạnh tính riêng tư về dữ liệu và quyền sở hữu kỹ thuật số được đặc biệt xem trọng. Theo khảo sát, người Việt Nam đều nhận biết về khái niệm Web3 và đều ủng hộ ý tưởng về quyền riêng tư dữ liệu và quyền sở hữu kỹ thuật số. 77% số đáp viên cho rằng quyền riêng tư dữ liệu quan trọng đối với họ, 65% đồng ý với quan điểm họ nên được chia sẻ phần lợi nhuận có được từ dữ liệu của mình.
Có cái nhìn rất tiên tiến về triển vọng của tiền điện tử, Việt Nam xếp hạng cao nhất về hiểu biết NFT cũng như mức độ quan tâm đến NFT với 74% số đáp viên tin rằng họ có thể đầu tư hoặc sưu tầm NFT trong 12 tháng tới – tỷ lệ thuộc hàng cao nhất khu vực. Điều này cũng phù hợp với mức độ quan tâm mạnh mẽ của người Việt đối với quyền sở hữu và kiểm soát kỹ thuật số, và có thể là minh chứng cho thấy người dùng Việt Nam đang chuyển đổi để trở thành những người tham gia vào việc xây dựng một nền tảng Internet sáng tạo và thúc đẩy bởi người dùng.
Kết quả ở Việt Nam cũng khá tương đồng với Indonesia và Philippines, các quốc gia đều coi trọng quyền riêng tư dữ liệu và quyền sở hữu kỹ thuật số. Điều này đồng nghĩa người dùng Châu Á nói chung đang chuyển dịch vào một thời đại mới của Internet, nơi tất cả người dùng đều là những người xây dựng và đóng góp giá trị quan trọng cho Internet.
Dịp này, Consensys thông báo về việc khởi động một cuộc thi Hackathon ảo toàn cầu nhằm kết nối người xây dựng trên toàn thế giới và trao cho họ quyền xây dựng những giải pháp cho tương lai. Cuộc thi này dành cho tất cả mọi người với mọi trình độ kinh nghiệm, từ việc tham gia theo nhóm và nộp sản phẩm, hay chỉ tham dự các buổi giới thiệu để tìm hiểu thông tin. Hackathon là một sự kiện thi đua lập trình trong đó các lập trình viên máy tính và những người khác tham gia vào phát triển phần mềm, bao gồm thiết kế đồ họa, thiết kế giao diện, quản lý dự án, và những người khác. Thông tin chi tiết về cuộc thi Hackathon tại đây.
Không lâu sau khi bị rò rỉ, tai nghe Beats Studio Pro dường như đã sẵn sàng để ra mắt thị trường dựa trên một chủ đề Reddit trích dẫn podcast liên quan đến Apple Connected.
ViewSonic vừa giới thiệu ra thị trường Việt Nam bộ đôi máy chiếu LED X1-4K và máy chiếu gần X2-4K đầu tiên thế giới được thiết kế dành riêng cho Xbox, lý tưởng để chơi game hoặc xem phim tại gia.
Ngoài dòng chip Snapdragon 8 series cao cấp, Qualcomm cũng tung ra một số dòng khác cho các phân khúc giá rẻ và tầm trung.
Zing MP3 vừa ra cập nhật mới, nâng cấp trải nghiệm nghe nhạc của người dùng thông qua thay đổi từ giao diện đến tính năng.
Tại sự kiện AWS re:Inforce 2023 vừa diễn ra trung tuần tháng 6, AWS đã công bố 14 dịch vụ bảo mật mới xuyên suốt các lĩnh vực bảo mật đám mây, công cụ quản lý, mã hóa đến chương trình hỗ trợ mới dành cho đối tác.
Khi nhắc đến Apple, thật khó để quên Steve Jobs – người đàn ông thay đổi hoàn toàn cách chúng ta giao tiếp và tương tác với công nghệ.
Sam Altman, CEO OpenAI là người đàn ông đang thực hiện sứ mệnh quảng bá AI với thế giới bằng chuyến công du nhiều nước trong nhiều tháng qua. Nhiều người nhận xét anh ấy là một nhà thuyết giáo AI thuyết phục.
Nhiều nhân viên công nghệ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn, do thị trường việc làm không chắc chắn ở giai đoạn hiện nay.
Giành quyền kiểm soát về công nghệ là một trong như4ng nguyên nhân căng thẳng Mỹ-Trung Quốc trong vài năm qua. Phía Mỹ đã tìm cách cắt đứt Trung Quốc khỏi công nghệ quan trọng như chất bán dẫn, trong khi Trung Quốc tìm cách tăng cường khả năng tự cung tự cấp và loại bỏ dần công nghệ Mỹ. Giờ đây, các nhà phân tích cho rằng, trí tuệ nhân tạo tổng quát, công nghệ đằng sau ChatGPT của OpenAI, có thể là chiến trường tiếp theo giữa hai quốc gia này.
Thế giới như chúng ta biết đang bị thay đổi bởi trí tuệ nhân tạo (AI), từ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đến tài chính và vận tải. Tuy nhiên, bất chấp vô số lợi ích mà AI mang lại, thế giới phần lớn vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng cho tác động rủi ro của công nghệ này.