Công nghệ thi cử và cuộc “báo oán”

Thế mà hôm nay, trong khí thế “4.0” của công nghệ và cách mạng công nghiệp lần 4, khi các ứng dụng chấm điểm trắc nghiệm bằng máy, khi các bài thi được quét và gửi qua mạng viễn thông, số hóa trở thành các bit dữ liệu an toàn và khả tín, thì các cuộc “báo ân báo oán” dù không được mời vào cũng đã nghiễm nhiên có mặt.

(Ảnh minh họa)

“Báo oán giả tiên nhập

Báo ân giả thứ nhập

Sĩ tử thứ thứ nhập…”

Đó là lời rao vang trước khi mở cổng trường thi của những khoa thi khi sĩ tử còn phải lều chõng đi bộ đường dài để đến trường thi ở Thăng Long, Nam Định, Sài Gòn… Sau những ngày dùi mài kinh sử, không dám ngủ sớm dậy trễ, sách đọc và nghiền ngẫm nhử nhuyễn, 4 năm một lần triều đình mở khoa thi, họ vẫn phải là người vào sau khi cổng trường thi mở. Nghĩa của câu rao ấy là “Những kẻ muốn báo oán vào trước. Những kẻ muốn báo ân vào sau. Người đi thi vào sau nữa…”. Không phải ngẫu nhiên có câu ấy, những sĩ tử nhập trường thi, dựng lều mài mực ấy trong trùng trùng đời sống có oán, có ân, để những lớp suy nghĩ ấy vào trước, để sĩ tử rỗng không thân mình mà nhập vào cuộc thi. Ở một góc độ khác, câu dẫn nhập trường thi này ngoài ý nghĩa tâm linh, nhắc nhở nhân quả còn là lời cảnh báo, tất cả oán-ân vô hình nếu có phải là câu chuyện ngay tại trường thi, các “thế lực siêu hình” muốn trả thù hay phù trợ cứ phải  làm một cách ngẫu nhiên qua khả năng, tâm lý, trạng thái, sở học… của thí sinh ngay trong lúc thi. Khi quyển đã niêm phong, nộp cho quan trường, tất cả ân oán phải nằm phía ngoài. Lúc này, chỉ có tài năng của thí sinh thể hiện qua bài thi mới là điều đảm bảo việc đánh giá thí sinh ấy, ân oán không còn ý nghĩa gì nữa.

Đó là cách cuộc thi diễn ra từ gần ngàn năm trước ở nước ta, cho đến khoa thi cuối cùng gần đúng 100 năm trước, khoa thi Hương chọn Cử nhân và Tú tài cuối cùng là năm 1918, 2 cuộc thi Hội và thi Đình để lấy Tiến sĩ và phó bảng năm 1919. Các cuộc thi ấy diễn ra vào thời kỳ chúng ta chưa có “chấm” nào cả, tức các cuộc cách mạng công nghiệp và công nghệ chưa tác động đến hay tác động khá ít. Thế mà hôm nay, trong khí thế “4.0” của công nghệ và cách mạng công nghiệp lần 4, khi các ứng dụng chấm điểm trắc nghiệm bằng máy, khi các bài thi được quét và gửi qua mạng viễn thông, số hóa trở thành các bit dữ liệu an toàn và khả tín, thì các cuộc “báo ân báo oán” dù không được mời vào cũng đã nghiễm nhiên có mặt. Không chỉ có mặt trong khi các thí sinh thi, các “ân, oán” này còn có mặt khi các giám sát không thực hiện vai trò cần thiết của mình, “ân oán” có mặt mạnh mẽ hơn khi người “báo ân oán” sửa bài thi, thay dữ liệu, tăng điểm lên cao… cho một số sĩ tử.  

144 thí sinh ở Hà Giang, có người từ suýt rớt tốt nghiệp lên gần thành thủ khoa đại học, 8 bài thi nâng điểm ở Lạng Sơn , 5 người tham gia vào việc làm sai toàn bộ quy trình để thay đổi điểm ở Sơn La và hàng loạt nghi vấn ở các địa phương khác tính cho đến 23/7, đã làm một cú “báo oán” qua mức với người dân và chính cuộc thi ấy. Sự việc đã phá vỡ tính uy nghiêm, sự uy nghiêm được dựng nên bởi sự công bằng, công tâm, chặt chẽ của một cuộc thi. Một cuộc thi những tưởng kín kẽ nhờ công nghệ từ ra đề đến truyền tải. Cho đến giờ, vẫn chưa ngã ngũ được đó là cuộc “báo ân” hay “báo oán”. Vì rằng, trên truyền thông, những người có liên quan đến các sĩ tử được nâng điểm như vị lãnh đạo Hà Giang có con gái được nâng điểm lên tiếng “Có thể họ lợi dụng việc đó để đưa con lãnh đạo vào tròng thì sao?”, hay một vị phụ huynh vẫn kể rằng đã thốt lên với người nâng điểm Vũ Trọng Lương, Phó phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Giang, là người sửa kết quả thi của 114 thí sinh với 330 bài thi, rằng “anh làm thế là hại cháu rồi”. Bộ trưởng Bộ Giáo dục ông Phùng Xuân Nhạ cho rằng “Sai phạm ở Hà Giang là lỗi cá nhân”.

Một cá nhân và hàng trăm sĩ tử, hàng trăm sĩ tử và hàng ngàn người lớn liên can họ hàng, và hơn thế nữa các tài năng khác bị bỏ qua trong cuộc đua tìm tri thức, tìm một chỗ đứng học thuật, nghiên cứu hay sáng tạo. Và có thể sẽ còn nhiều hơn thế sự chịu đựng của xã hội cho các cá nhân đi lên bằng sự gian dối, không đủ trí tuệ để đảm nhận vị thế của mình. Không công nghệ nào có thể đảm bảo sự công bằng hay cứu chuộc niềm tin. Khi vẫn còn những cuộc “báo ân oán” trong thi cử như thế, khi vẫn còn những kẻ trông chờ tiến thân bằng “báo ân báo oán”, giấc mơ về giáo dục hiện đại, về nhân lực 4.0 của Việt Nam vẫn còn xa tít tắp.

Trần Gia

Garmin ra mắt fēnix 5 Plus và vívoactive 3 Music

Ngày 26/7, Garmin ra mắt fēnix 5 Plus và vívoactive 3 Music phiên bản nâng cấp đáng giá với bản đồ GPS chuyên sâu và phát nhạc hiện đại.

The Coffee House đạt 100 cửa hàng tại 6 thành phố lớn

Chuỗi quán cà phê phong cách mới của Việt nam-The Coffee House thông báo mốc phát triển mới khi đã chính thức có 100 cửa hàng trên toàn quốc và những định hướng phát triển mới trong thời gian tới.

Người Việt tìm kiếm về World Cup thứ 3 thế giới

Theo Google, Việt Nam xếp hạng 3 trong các nước tìm kiếm “World Cup 2018” nhiều nhất (trong 7 ngày qua) và có mối quan tâm đặc biệt đến đội tuyển Bồ Đào Nha.

ASUS “Tìm kiếm gương mặt Reviewer thế hệ mới”

“Tìm kiếm gương mặt Reviewer thế hệ mới” là cuộc thi với mục tiêu tìm kiếm những gương mặt reviewer công nghệ tiềm năng và tạo sân chơi cho những người dùng yêu công nghệ từ ngày 25/06 – 31/07/2018, do ASUS tổ chức.

Giá đỡ điện thoại “chất” PopSockets phân phối chính hãng tại Việt Nam

PopSockets là một dang giá đỡ cho điện thoại được David Barnett giới thiệu vào năm 2014 và gây nên một phong trào trong giới trẻ.

TECNO Mobile đưa thủ môn nổi danh Shay Given đến Việt Nam dạy bóng đá cho trẻ em

Thương hiệu điện thoại đối tác của câu lạc bộ Manchester City (MC) là TECNO đã mời hai huấn luyện viên cùng thủ môn ngôi sao một thời của “Man xanh” là Shay Given đến TPHCM để huấn luyện khóa 4 ngày cho các em học sinh tiểu học ở Trường ISHCMC Secondary Campus-Q.2-TPHCM.

Từ ngôi nhà đồ chơi bằng rác đến làm đẹp cộng đồng

Phải vừa học vừa làm để kiếm sống, nghĩ về ước mơ tương lai là điều dường như hoang đường với Nguyễn Hoàng Yến – cho đến khi em gặp nhà làm phim, nhà hoạt động xã hội người Mỹ Leslie Wiener và được suất học bổng toàn phần tại RMIT Việt Nam.

Thưởng thức đua F1 ngay tại Việt Nam cùng tay đua huyền thoại David Coulthard

Đội đua Aston Martin Red Bull cùng cựu tay đua F1 nổi tiếng, đồng thời là Đại sứ trong chiến dịch quảng bá F1 của Heineken – ông David Coulthard, và DJ số 1 thế giới người Hà Lan – DJ Martin Garrix đã đến Việt Nam tại sự kiện “Trải nghiệm hoàn hảo cùng F1” để trình diễn những màn đua xe ngoạn mục nhất.

Ra tính năng mới, TikTok đứng đầu bảng xếp hạng Google Play

TikTok, nền tảng mạng xã hội video ngắn đã bất ngờ vượt lên dẫn đầu bảng xếp hạng những ứng dụng miễn phí của App Store và Google Play, xu hướng MXH video đang này càng phổ biến.

CGV khai trương 2 cụm rạp mới trước thềm Lễ 30/4

Đáp ứng nhu cầu giải trí đang tăng cao và quá tải, CGV liên tiếp khai trương 2 cụm rạp mới ngay tại trung tâm Hà Nội và TPHCM trước thềm nghỉ lễ 30/4 và 1/5.