Dữ liệu là mấu chốt của kinh tế số

Chưa hoàn thiện về chính sách, nguồn dữ liệu bị phân tan, thiếu nhân lực chất lượng cao... đang trở thành những thách thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cuộc CMCN 4.0 . Vậy đâu là giải pháp cho các kịch bản kinh tế số Việt Nam?

vừa diễn ra ngày 1/11/2018 tại TP.HCM. Sự kiện do Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global), cụ thể là mạng lưới chuyên gia Kinh tế số Việt Nam (Vietnam Digital Economy – VDE) phối hợp cùng Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) và Viện nghiên cứu phát triển thành phố (HIDS) dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân TP.HCM tổ chức. Tham dự sự kiện có ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, đại diện Bộ TT-TT, 25 diễn giả cao cấp trong nước và quốc tế, cùng hơn 500 khách mời là lãnh đạo Bộ, ngành và các địa phương, các lãnh sự quán, thương vụ tại TP.HCM, vườn ươm, khu khởi nghiệp, hiệp hội ngành nghề, trường, viện, các tập đoàn, tổ chức kinh tế…

Các chuyên gia kinh tế số VDE (Vietnam Digital Economy network) đã xây dựng Diễn đàn Kinh tế số Việt Nam (Vietnam Digital Economy Forum – VDE Forum) để hướng đến việc kiến tạo nền tảng đối thoại giữa các nhà hoạch định chính sách quốc gia, các doanh nghiệp Việt Nam, các tập đoàn kinh tế toàn cầu và các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam và thế giới. Mục tiêu của diễn đàn nhằm chia sẻ tầm nhìn chiến lược cấp quốc gia và kinh nghiệm triển khai thực tế tại các tổ chức công và doanh nghiệp.

Nền kinh tế thế giới đang thay đổi một cách sâu rộng dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Với hiệu suất kinh tế vượt trội, các mô hình kinh tế mới đang tạo ra những biến đổi căn bản trong nhiều ngành công nghiệp, từ thông tin truyền thông, giải trí, giáo dục đào tạo đến giao thông vận tải, khách sạn, phân phối, bán buôn và bán lẻ… Mô hình kinh tế số đang trở thành xu hướng sống động, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có những thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh ngày nay.  

Theo nhận định của các chuyên gia, tại Việt Nam, các mô hình số hóa đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội. Tuy nhiên, họ cũng tạo ra những mâu thuẫn, thay đổi cơ bản với mô hình kinh doanh truyền thống. Trước viễn cảnh các mô hình số hóa sẽ tác động lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, việc giải quyết các bài toán này bằng các công cụ hành chính, chính sách cần cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lâu dài.

Sự phát triển của các mô hình tổ chức và công nghệ vượt trội cũng đặt ra vấn đề rất lớn về nguồn nhân lực. Các nhà nghiên cứu tại đại học Oxford và tập đoàn tư vấn McKinsey đã từng đưa ra dự báo, 50% công việc tại các nước phát triển sẽ được thay thế bởi các quy trình tự động hóa trong 15 năm tới. Tỉ lệ này cao hơn ở các nước đang phát triển như Việt Nam vì giá trị gia tăng của lực lượng lao động trong nước rất thấp so với mức trung bình của thế giới. Do đó, nhu cầu đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số ngày càng trở nên cấp bách.

Một số thay đổi quan trọng về chính sách đào tạo nhân lực, hệ thống thanh toán và ký thác cũng như các chính sách bảo vệ thông tin và người tiêu dùng sẽ trở nên cần thiết để Việt Nam phát huy hiệu quả quá trình chuyển đổi số, tiếp tục duy trì tốc độ phát triển kinh tế – Ông Ryan Jacildo, Chuyên gia kinh tế OECD – Tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế, phụ trách nghiên cứu mảng Kinh tế số cho khu vực Đông Nam Á nói.

Trong vai trò là đơn vị đồng tổ chức, ông Vũ Ngọc Anh, sáng lập viên của Diễn đàn Kinh tế số Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp. Từ một hệ thống kinh tế tập trung đầu tư vào các tập đoàn công nghiệp và dịch vụ liên quốc gia, chính phủ Pháp và các đô thị lớn như Paris, Lyon, Lille đã mạnh dạn thí điểm triển khai các sáng kiến và dự án về luật, đầu tư, công nghệ, quản lý đổi mới sáng tạo, hướng đến việc đưa các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành động lực phát triển của nền kinh tế Pháp trong quá trình phát triển kinh tế số. Bốn nguyên tắc để triển khai những sáng kiến, chuyển sang nền kinh tế số tại Pháp là sẵn sàng thay đổi mô hình kinh doanh, tận dụng nguồn lực bên ngoài, cá nhân hóa các dịch vụ và tận dụng dữ liệu mở.

Ông André Laperrière, Tổng giám đốc của chương trình Dữ liệu mở toàn cầu về Nông nghiệp và Dinh dưỡng – GODAN – của Liên Hiệp Quốc cho biết, chương trình GODAN đã thiết lập hợp tác với 800 tổ chức chính phủ, phi chính phủ và doanh nghiệp đến từ hơn 100 quốc gia. Chương trình GODAN mong muốn hợp tác với các tổ chức tại Việt Nam nhằm chia sẻ kinh nghiệm sử dụng Dữ liệu mở để nâng cao an toàn thực phẩm, góp phần cải thiện chế độ dinh dưỡng cũng như giảm bớt nguy cơ bệnh tật cho người dân.

. Giáo sư Khoa học máy tính Hồ Tú Bảo, Viện khoa học và công nghệ tiên tiến Nhật Bản cũng đưa ra mối liên hệ mật thiết giữa dữ liệu, con người của kinh tế số. Ông cho rằng, “Không có hạ tầng số – không có AI; Không có nhân tài – không có AI”. Thế giới hiện có khoảng 300.000 chuyên viên AI. Ở các nước như Hàn Quốc, họ rất coi trọng việc đào tạo chuyên viên AI. Quốc gia này đã lập 6 cơ sở đào tạo sau đại học để đến năm 2022 có được 5.000 chuyên viên AI (trong đó 1.400 nghiên cứu viên AI và 3.600 chuyên viên phân tích dữ liệu). Tại Việt Nam hiện đã có 4 trường mở đào tạo về ngành khoa học dữ liệu, số sinh viên cao học và đại học năm 2018 tổng cộng khoảng 135 học viên. Giáo sư Bảo cho rằng Việt Nam cần đào tạo AI trên diện rộng, vừa tập trung tạo ra những tinh hoa nhân lực AI chất lượng cao. 

Không dừng lại ở việc tổ chức Diễn đàn, VDE Forum 2018 hướng đến những hoạt động cụ thể để tạo ra những giá trị thiết thực: Vận dụng công nghệ số hóa để kiến tạo các mô hình doanh nghiệp mới có tính cạnh tranh cao; Kết nối doanh nghiệp trong nước và quốc tế để tận dụng các nguồn lực nội tại của cộng đồng doanh nghiệp Thành phố; Kiến nghị các chính sách công nhằm tạo ra môi trường thuận lợi sự phát triển của doanh nghiệp số; Kiến nghị các chính sách đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lực của kinh tế số…

Ô Lâu

Nokia 6.1 Plus và Nokia 6.1 chính thức được nâng cấp lên Android 9 Pie

Nokia cho biết 2 mẫu smartphone Nokia 6.1 Plus và Nokia 6.1 đã chính thức được nâng cấp lên Android 9 Pie.

Meizu 16th vs Meizu C9, flagship và cực phổ thông của meizu bán ra tại Việt Nam

Flagship Meizu 16th có vẻ ngoài đẹp cùng hiệu năng mạnh mẽ và Meizu C9, smartphone giá rẻ nhắm đến đối tượng người mới dùng smartphone, là hai dòng máy mà meizu vừa ra mắt tại Việt Nam.

Hơn 80% máy tính mới được cài đặt sẵn phần mềm lậu bị nhiễm mã độc

Báo cáo mới nhất Asia Test Purchase Sweep của Microsoft vừa công bố, cứ 5 máy tính mới được bán ở Châu Á thì có hơn 4 máy tính được cài đặt sẵn nhiều phần mềm lậu bị nhiễm mã độc.

Ứng dụng LIAN: mua, bồi thường bảo hiểm hoàn toàn tự động

Ứng dụng di động bảo hiểm LIAN tự động đầu tiên tại Việt Nam vừa chính thức ra mắt ngày 30/10/2018. Với thông điệp “Mua 1 phút, bồi thường 30 giây” của LIAN, bất cứ người dân ở vùng sâu vùng xa nào cũng có thể tham gia bảo hiểm Viễn Đông (VASS) một cách dễ dàng.

Phiên phán quyết đòi Grab bồi thường cho Vinasun hoãn đến ngày 22/11/2018

Ngày 29/10, tại phiên xử phán quyết yêu cầu Grab bồi thường hơn 41,2 tỷ đồng cho Vinasun theo đề nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân TPHCM 3 tuần trước đó, Hội đồng xét xử sơ thẩm thuộc Tòa án Nhân dân TP.HCM đã quyết định hoãn phiên tòa đến ngày 22/11/2018 để bổ sung thêm chứng cứ.

Ứng dụng ví điện tử Việt đứng đầu Top Free Finance của Google Play

Ví MoMo – Ứng dụng ví điện tử Việt đã đứng ở vị trí thứ 13 trên bảng xếp hạng Google Play và vị trí số 1 của Top Free Finance. Ví MoMo đã vượt qua nhiều ứng dụng mua sắm, thương mại điện tử, ứng dụng gọi xe… và chỉ xếp sau Messneger Lite, ứng dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Honor 8X chưa tới 7 triệu đồng, dạng đỉnh của phân khúc

Từ ngày 24/10, người quan tâm đã có thể đặt trước Honor 8X, chiếc điện thoại tầm trung mạnh và đẹp bậc nhất hiện nay trên các trang thương mại điện tử. Điều đáng nói là mức giá của smartphone cấu hình cao này chỉ ở mức 5-7 triệu đồng.

YouTube Kids – kênh kiến thức và giải trí an toàn dành cho trẻ

Hôm nay 27/10, YouTube đã chính thức ra mắt thị trường Việt Nam ứng dụng YouTube Kids – kênh kiến thức và giải trí bổ ích dành cho trẻ em trên môi trường Internet.

Khai trương Cửa hàng Big Camera by DIGIworld Hà Nội quy mô và chuyên nghiệp

Ngày 27/10, Cửa hàng Big Camera by DIGIworld Hà Nội chuyên cung cấp máy ảnh và phụ kiện chụp hình của các thương hiệu Fujifilm, Sony, Nikon, Canon, Olympus, Panasonic, Leica… đã chính thức khai trương tại 134 Nguyễn Thái Học, Quận 1, TP.HCM.

Grab gửi “tâm thư” đến Thủ tướng về Dự thảo thay thế Nghị định 86

Ngày 25/10, Công ty TNHH Grab đã chính thức gửi công văn đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về Dự thảo Nghị định về Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô để thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP mà Bộ Giao thông Vận tải vừa trình lên Chính phủ. Bởi những quy định mới trong Dự thảo chẳng khác gì là “án tử” đối với Grab cũng như các ứng dụng kết nối gọi xe khác trên thị trường.